Các tin tức tại MEDlatec
Suy tim mất bù do nguyên nhân nào gây ra? Điều trị bệnh như thế nào?
- 29/11/2024 | Suy tim phải: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- 01/12/2024 | Suy tim trái: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
- 20/02/2025 | 6 dấu hiệu suy tim nặng và cách thức chẩn đoán
- 13/03/2025 | Suy tim độ 3: Mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị
- 21/04/2025 | Suy tim tâm trương là gì? Cách phòng ngừa và điều trị
1. Biểu hiện bệnh suy tim mất bù
Bệnh suy tim mất bù là tình trạng diễn ra cấp tính hoặc là kết quả của đợt cấp của bệnh lý suy tim đã có sẵn. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng bệnh như sau:
- Khó thở: Đây là triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân bị suy tim mất bù. Kèm theo khó thở là biểu hiện đau tức ngực. Người bệnh thường có cảm giác khó thở khi nằm và triệu chứng này thường thuyên giảm khi bệnh nhân ngồi dậy. Đôi khi những cơn khó thở trở nên dữ dội hơn vào ban đêm.
Ho và khó thở có thể là triệu chứng của bệnh suy tim mất bù
Khó thở có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do vấn đề về phổi, do tình trạng thiếu máu hay chỉ đơn giản là do lo lắng quá mức. Tuy nhiên, những người đã được chẩn đoán bị suy tim không nên chủ quan với triệu chứng này. Biểu hiện khó thở có thể là sự khởi phát của suy tim mất bù cấp. Do đó, người bệnh cần đi khám sớm nếu có biểu hiện Khó thở kèm theo:
- Phù chân.
- Ho vào ban đêm.
- Ngất xỉu.
2. Suy tim mất bù là do nguyên nhân nào gây ra?
Những trường hợp bị suy tim mất bù thường là các bệnh nhân đã mắc bệnh suy tim nhưng không thực hiện theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, khiến bệnh không được kiểm soát tốt và có tiến triển nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tùy thuộc từng loại suy tim mất bù mà nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau. Cụ thể là:
2.1. Nguyên nhân gây suy tim mất bù ở những trường hợp mới khởi phát
Đây là những trường hợp mới xuất hiện những triệu chứng suy tim và nguyên nhân gây suy tim mất bù ở những bệnh nhân này thường là do:
- Hội chứng động mạch vành cấp tính.
- Bệnh van tim cấp tính.
- Bệnh cơ tim mới khởi phát.
- Do bệnh tăng huyết áp mạn tính.
- Viêm cơ tim.
2.2. Nguyên nhân suy tim mất bù ở bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim
Đối với những trường hợp đã được chẩn đoán suy tim, bệnh suy tim mất bù thường là do những nguyên nhân sau:
- Người bệnh uống quá nhiều nước và thường xuyên ăn mặn khiến cho chất lỏng dễ bị tích tụ lại trong cơ thể và dễ tăng huyết áp. Đây là những vấn đề tạo áp lực cho tim và khiến bệnh suy tim trở nên nghiêm trọng hơn.
Suy tim mất bù do người bệnh uống quá nhiều nước
- Do một số loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, chẳng hạn như NSAID, thuốc gây mê, thuốc trị rối loạn nhịp tim, thuốc tiểu đường,...
- Loạn nhịp tim cũng là một trong những nguyên nhân gây suy tim mất bù. Khi xảy ra tình trạng rối loạn nhịp tim, khả năng bơm máu của tim sẽ bị cản trở và tăng nguy cơ suy tim.
- Sốt và nhiễm trùng cũng có thể gây áp lực cho tim, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim từ trước đó. Những trường hợp này cũng có nguy cơ cao bị suy tim mất bù.
- Uống rượu có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những trường hợp bị suy tim. Vì thế, dù chỉ uống một lượng nhỏ, bệnh nhân suy tim cũng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp, suy tim mất bù.
- Mẹ bầu cũng có thể gặp phải bệnh cơ tim chu sinh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là một dạng suy tim và nếu không được xử trí đúng cách, thai phụ có thể phải đối mặt với những triệu chứng của tình trạng suy tim mất bù.
3. Điều trị suy tim mất bù bằng phương pháp nào?
Để chẩn đoán người bệnh có bị suy tim mất bù hay không, các bác sĩ không chỉ dựa vào triệu chứng mà còn có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như đo chỉ số SpO2, xét nghiệm men tim, điện giải đồ, chức năng thận, điện tâm đồ, chụp X-quang ngực, siêu âm tim,... và những xét nghiệm cần thiết khác.
Mục tiêu của phương pháp điều trị suy tim mất bù là cải thiện triệu chứng, hạn chế để tim tổn thương nhiều hơn và bảo tồn chức năng hoạt động của thận. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh phổ biến:
- Điều trị bằng thuốc: Trong đó, những loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định có thể kể đến như:
+ Thuốc lợi tiểu giúp giảm gánh nặng cho tim và thận, giảm triệu chứng phù nề.
+ Thuốc cải thiện loạn nhịp tim.
+ Thuốc chống đông để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.
+ Thuốc giãn mạch để giảm gánh nặng cho tim.
+ Thuốc trợ tim để hỗ trợ hoạt động co bóp cho tim
- Can thiệp ngoại khoa: Nếu các loại thuốc không cho kết quả như mong đợi, các bác sĩ có thể phẫu thuật để điều trị bệnh. Trong đó, các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là
+ Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
+ Phẫu thuật thay van tim.
+ Cấy máy tạo nhịp.
+ Cấy máy khử rung tim.
+Thiết bị hỗ trợ tâm thất.
+ Ghép tim.
- Thay đổi lối sống: Người bệnh cần duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, tăng cường ăn rau xanh và trái cây cùng với một số loại ngũ cốc nguyên hạt, cắt giảm muối, hạn chế ăn đồ ngọt và các loại chất béo xấu. Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên vận động, hạn chế hút thuốc lá, tiêm phòng đầy đủ và kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ.
Suy tim mất bù có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa bệnh, bệnh nhân suy tim cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu có triệu chứng bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Người bệnh được hướng dẫn tận tình khi thăm khám tại MEDLATEC
Hiện nay, chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch đáng tin cậy. MEDLATEC là nơi quy tụ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và được trang bị hệ thống máy móc tân tiến với quy trình khám chữa bệnh khoa học, giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian khám bệnh.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!