Các tin tức tại MEDlatec
Tác hại của sốt siêu vi là gì? Làm cách nào để nhận biết?
- 28/06/2020 | Hỏi đáp: Sốt siêu vi có thực sự nguy hiểm không?
- 17/05/2020 | Sốt siêu vi là gì, bệnh lây truyền như thế nào và cách phòng ngừa?
1. Sốt siêu vi có thể tự khỏi hay không?
Sốt siêu vi (hay còn gọi là sốt virus) do các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau gây nên như: Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus,... Đây là bệnh có khả năng tự khỏi khi được chăm sóc và xử lý đúng cách: cân bằng điện giải, nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc hạ sốt, bổ sung vitamin,... Người bệnh cần phải được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu, hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan cho những người xung quanh,...
Sốt siêu vi do nhiều chủng virus gây ra, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách
Người bị sốt siêu vi thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán ăn. Trường hợp nặng hoặc đã có tiền sử với bệnh động kinh, co giật, khi sốt cao cần được nhập viện theo dõi, làm các xét nghiệm chẩn đoán để có phác đồ điều trị hiệu quả.
2. Tác hại của sốt siêu vi là gì?
Như đã nói ở trên, sốt siêu vi có thể tự khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày khi được xử trí kịp thời và đúng cách. Nói như vậy không có nghĩa là bệnh không nguy hại. Vậy tác hại của sốt siêu vi là gì? Sốt siêu vi sẽ thực sự nguy hại khi nó trở nên nghiêm trọng và gây ra các biến chứng như:
- Bị mất nước
Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế mất nước lại là vấn đề rất nguy hiểm cho cơ thể. Đây là tình trạng rất dễ gặp ở những người bị sốt siêu vi nhưng hầu hết mọi người lại chủ quan. Khi mất nước tức là thể tích tuần hoàn (máu) giảm. Nếu nước mất đi khoảng 10% thể tích thì cơ thể đã lâm vào tình trạng bệnh lý, trường hợp mất nước 20 - 25% đã có thể dẫn tới tử vong.
- Thần kinh và hôn mê
Một số loại virus gây sốt siêu vi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, khiến hệ thần kinh không thể hồi phục. Trường hợp nặng hơn, người bệnh còn có thể hôn mê trong thời gian dài.
- Sốc
Ít ai biết đến tác hại của sốt siêu vi là gì khi nghe đến hiện tượng sốc. Thực ra đây là một biến chứng rất nặng do khả năng tưới máu đến mô giảm, máu và oxy đi nuôi cơ thể không được cung cấp đầy đủ. Do đó, người bệnh sẽ bị sốc với các biểu hiện như: rối loạn nhịp thở, nhiệt độ tăng cao, mạch đập nhanh,... nếu không kịp thời xử lý rất dễ tử vong.
Sốt cao do siêu vi có thể biến chứng co giật nguy hiểm cho hệ thần kinh
- Co giật
Sốt cao trên 39.5 độ C có thể gây ra tình trạng co giật, nhiều nhất ở trẻ nhỏ.
- Nhiễm trùng máu
Hệ miễn dịch của người bị sốt siêu vi thường yếu cộng thêm lúc này cơ thể có nhiều điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công nên người bệnh rất dễ bị bội nhiễm gây ra nhiễm trùng máu nguy hiểm cho tính mạng.
3. Nhận biết và đề phòng con đường lây nhiễm sốt siêu vi
3.1. Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi là gì?
Do không biết được dấu hiệu của sốt siêu vi là gì nên nhiều người nhầm lẫn bệnh với cảm lạnh thông thường, để bệnh kéo dài gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, hãy ghi nhớ những dấu hiệu đặc trưng của bệnh dưới đây:
- Thường xuyên sốt cao, khó hạ nhiệt, nhiệt độ có thể tăng hoặc giảm liên tục.
- Đau đầu dữ dội, choáng váng vì thân nhiệt dễ tăng làm cho mạch máu căng và quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn bình thường.
- Đau nhức toàn thân.
- Mắt mỏi, đau, lờ đờ, nóng rát.
- Người mệt mỏi, mất sức, khó chịu.
- Nghẹt mũi, ho, đau rát cổ họng, hắt hơi.
- Nổi ban đỏ trên da gây ngứa ngáy.
- Hạch bạch huyết ở đầu, mặt, cổ sưng to, đau do, bị viêm do bội nhiễm.
- Dấu hiệu khác: buồn nôn, ớn lạnh, tiêu chảy, co giật,...
3.2. Con đường lây lan sốt siêu vi
Sốt siêu vi là căn bệnh rất dễ lây nhiễm. Vì thế nếu biết cách thức lây nhiễm sốt siêu vi là gì thì việc phòng ngừa bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các con đường lây bệnh gồm có:
- Đường hô hấp: trong dịch và nước bọt của người bệnh vốn đã có sẵn virus nên khi họ ho hay hắt hơi, virus sẽ phát tán ra không khí, người bình thường hít vào và virus nhờ đó có dịp tấn công cơ thể. Con đường lây lan này thường gặp ở trường hợp sốt siêu vi do virus cúm gây ra. Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh được xem là biện pháp giúp hạn chế nguy cơ lây sốt siêu vi.
Cha mẹ nếu không biết dấu hiệu sốt siêu vi là gì, khi nghi ngờ bệnh, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời
- Đường tiêu hóa: sử dụng nước uống hay thức ăn không đảm bảo vệ sinh có thể lây sốt siêu vi chủng virus enterovirus, norovirus.
- Côn trùng cắn: tác nhân điển hình cho trường hợp này chính là muỗi với bệnh sốt xuất huyết. Khi đó, muỗi chính là vật chủ trung gian lây bệnh.
4. Khi nào người bị sốt siêu vi nên đến gặp bác sĩ?
Người bị sốt siêu vi nên chủ động đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng:
- Có những cơn Đau đầu dữ dội.
- Sốt cao trên 39 độ.
- Ngực đau tức, khó thở.
- Đau bụng, tiêu chảy mất nước.
- Phát ban.
- Thường xuyên nôn ói.
- Cổ cứng, co giật.
- Mất ý thức.
Về cơ bản, khi đã biết được dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi là gì và biết cách xử trí với bệnh thì đây không phải là bệnh lý đáng lo. Nếu sau khi đọc những chia sẻ này mà bạn vẫn chưa thể nhận diện được bệnh hay cần được tư vấn thêm về cách đối phó với sốt siêu vi, hãy nhấc máy lên và gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ nhanh chóng có mặt để chia sẻ cùng bạn những thông tin cần nhất cho sức khỏe.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!