Các tin tức tại MEDlatec
Tại sao mang bầu hay hắt xì hơi và cách cải thiện
- 24/10/2019 | Tiêm vắc xin trước khi mang bầu và thời gian tiêm phòng thích hợp nhất
- 16/11/2022 | Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai và cách khắc phục
- 29/09/2022 | Khi mang bầu bị ngứa vùng kín là do đâu, phải làm thế nào?
1. Tại sao mang bầu hay hắt xì hơi?
Hắt xì nhiều là tình trạng gặp phải của không ít mẹ bầu. Theo các bác sĩ, tình trạng này là viêm mũi thai kỳ. Tình trạng này có biểu hiện chính là nghẹt mũi, thường xuyên hắt xì, có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thì và thường kết thúc trong 2 tuần "vượt cạn".
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng mẹ bầu hắt xì cũng chưa được tìm ra. Tuy nhiên, có một vài điều suy đoán cho rằng hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể gây nên.
Ngoài ra, những tác nhân sau đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hắt xì nhiều của mẹ bầu:
Dị ứng
Dị ứng là cách mà cơ thể phản ứng lại với một chất lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Các chất gây dị ứng có thể là thực phẩm, phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi. Nếu bạn đã từng bị dị ứng trước đây thì khi mang thai hiện tượng này vẫn có thể tiếp diễn.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng dị ứng này không ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ, không khiến trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc đối mặt với nguy cơ sinh non.
Dị ứng không ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ
Bị cảm
Hắt xì là dấu hiệu khá phổ biến của cảm lạnh, cảm cúm. Việc hắt xì thường xuyên có thể gây ra khó chịu cho mẹ bầu. Thông thường, khi có tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ ngay lập tức phát hiện và chống lại nó. Tuy nhiên, khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, vì thế sẽ dễ bị cảm và nhiễm bệnh hơn bình thường.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Thông thường, cảm lạnh sẽ không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé, nhưng cảm cúm thì lại khác, có thể các tác hại nguy hiểm như: dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng não bộ,... Vì thế, nếu nghi ngờ bị cảm cúm, mẹ cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nhiều người không biết tại sao mang bầu hay hắt xì hơi
2. Mang bầu hay hắt xì hơi có sao không?
Thực ra, việc thường xuyên hắt xì hơi không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cẩn trọng bởi hắt xì cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường hô hấp như: hen suyễn, cảm cúm,...
Nếu trong quá trình mang thai, mẹ không may bị cảm cúm thì việc thai nhi nhiễm loại virus cúm này là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, những lúc như thế này mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng xử lý phù hợp.
Ngoài ra, một vài chị em khi hắt xì hơi sẽ tạo ra cơn đau nhói ở vùng bụng. Hiện tượng này được gọi là đau dây chằng tròn. Mặc dù hiện tượng này khiến mẹ khó chịu nhưng không hề gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Hay hắt xì hơi không ảnh hưởng đến mẹ và bé
3. Cách cải thiện hắt xì hơi nhiều khi mang thai
Nắm bắt được nguyên nhân tại sao mang bầu hay hắt xì hơi, chắc hẳn mẹ bầu cũng đã biết cách để phòng ngừa tình trạng này. Mặc dù hắt xì hơi nhiều khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé nhưng không ít người cảm thấy đây là điều phiền toái và khó chịu. Vì thế, để cải thiện hắt xì hơi nhiều khi mang thai, bạn có thể lựa chọn những cách sau đây:
-
Vệ sinh đường mũi: bạn có thể sử dụng nước cất hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Khi mũi được thông thoáng thì tình trạng hắt xì cũng theo đó mà được cải thiện.
-
Máy tạo độ ẩm: không gian sống quá khô cũng có thể khiến mũi bạn nhạy cảm và hay hắt xì hơi hơn. Vì thế, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện độ ẩm trong căn phòng của mình.
-
Máy lọc không khí: các tác nhân trong không khí như bụi, nấm mốc,...có thể là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng và thường xuyên hắt xì. Để loại bỏ chúng, bạn nên sắm ngay 1 chiếc máy lọc không khí, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
-
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: nếu bạn dị ứng với lông, da của thú cưng hoặc phấn hoa,...mỗi khi ra ngoài, mẹ bầu nên đeo khẩu trang, kính để không hít phải chúng. Đồng thời, không nên tiếp xúc với thú cưng đồng thời không cho chúng tiếp xúc với nơi sinh sống của bạn. Đặc biệt, khi trở về từ bên ngoài, mẹ cần thay quần áo và vệ sinh cơ thể ngay.
-
Tiêm phòng cúm: tiêm phòng cúm là điều cần thiết đối trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm phòng, bạn có thể gặp bác sĩ và xin ý kiến về việc tiêm phòng cúm trong khi mang thai.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngừa cúm
-
Kiểm soát hen suyễn: hen suyễn là bệnh lý không thể chữa khỏi hẳn được. Thay vào đó, mẹ bầu cần kiểm tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp kiểm soát hen suyễn hiệu quả, tránh gây ra biến chứng nguy hiêm tới sức khoẻ.
-
Tập thể dục thường xuyên: điều này sẽ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
-
Sử dụng đai đeo bụng bầu: có một số mẹ bầu khi hắt xì hơi sẽ gây ra những cơn đau vùng bụng, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Bạn có thể dùng đai đeo bụng bầu để giảm đau mỗi khi hắt xì..
-
Bổ sung vitamin C: mẹ có thể bổ sung vitamin C từ các nguồn thực phẩm tự nhiên như: cam, bưởi, ổi, đu đủ, ớt chuông, dâu tây, bông cải xanh, khoai tây,... Điều này có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Tóm lại, tại sao mang bầu hay hắt xì hơi là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng hoặc cũng có thể là do vấn đề bệnh lý như hen suyễn, cảm lạnh, cảm cúm. Thông thường việc hắt xì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nhưng nếu bạn đang bị hen suyễn hoặc nghi ngờ bị cảm cúm cần đến cơ sở y tế để có phương pháp xử lý hợp lý.
Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!