Các tin tức tại MEDlatec
Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?
- 31/01/2024 | Trẻ sơ sinh ị són nhiều lần trong ngày: nguyên nhân và cách xử trí
- 01/10/2023 | Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách giải quyết
- 31/08/2023 | Gợi ý những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh nhất định phải có
1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?
Tình trạng trẻ sơ sinh khi ngủ hay rặn è è xảy ra rất phổ biến, có nhiều trường hợp, hiện tượng này kéo dài đến khi bé được 2 tuổi. Tiếng è è do trẻ phát ra khi ngủ khiến nhiều ba mẹ lo lắng vì sợ con đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Tình trạng này có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è do sinh lý
Khi vừa mới chào đời, trẻ đang trong quá trình thích nghi với thế giới bên ngoài, các tế bào thần kinh chưa phân biệt được vỏ não nên bé sẽ thường xuyên ngọ nguậy, vận động kể cả khi ngủ và phát ra âm thanh è è. Bên cạnh đó, nếu tiếng rặn è è của trẻ kéo dài khoảng 2 - 3 phút thì có thể do những nguyên nhân:
● Bé đang cố rặn để đi vệ sinh.
● Nước bọt đọng lại ở khoang miệng kết hợp với quá trình mọc răng khiến bé tạo ra âm thanh khi ngủ.
● Phòng ngủ không thoải mái, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng, tiếng ồn,… có thể khiến bé bị giật mình và phát ra tiếng rặn è è.
● Trẻ sơ sinh thường xuyên bị đói vào ban đêm do khả năng dự trữ năng lượng thấp cùng dạ dày nhỏ nên thường sẽ thức giấc, vặn mình, quấy khóc hoặc rặn è è.
● Bé mới chào đời, mọi thứ đều trở nên lạ lẫm và kích thích sự tò mò của con, kể cả âm thanh của chính mình. Vì vậy, việc trẻ đang tự khám phá giọng của chính mình cũng có thể là lý do giải thích tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è.
Nếu bé nhà bạn chỉ xuất hiện tình trạng phát ra tiếng rặn è è khi ngủ trong thời gian ngắn và vẫn vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, tăng cân đều thì không cần quá lo lắng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy con đang phát triển từng ngày.
Trẻ ngủ hay rặn è è có thể là hiện tượng sinh lý bình thường
Trẻ sơ sinh ngủ rặn è è do bệnh lý
Ngoài những vấn đề về sinh lý thường gặp thì trong một số trường hợp bé sơ sinh ngủ hay rặn è è là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe, bao gồm:
● Vấn đề về hô hấp: Trẻ sơ sinh thường xuyên tiết nhiều nước mũi và nước bọt trong khi hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện khiến dịch ứ đọng bên trong làm tắc nghẽn đường thở. Khi đó, trẻ sẽ có biểu hiện thở khò khè hoặc phát ra tiếng è è khi ngủ.
● Vấn đề về tiêu hóa: Trường hợp bé rặn è è đi kèm với tình trạng sốt, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng, đầy bụng, phân có dịch nhầy hoặc máu,… thì đây có thể là do các vấn đề ở hệ tiêu hóa. Lúc này bạn cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay để khắc phục.
● Trẻ bị dạ dày: Trào ngược acid dạ dày là vấn đề thường xuyên xảy ra với trẻ sơ sinh. Do đó, khi bé nằm ngửa, sữa có thể bị đẩy lên thực quản và đọng lại trong khoang miệng dẫn đến phát ra âm thanh è è.
Một số trẻ bị vấn đề về tiêu hóa hoặc hô hấp khi ngủ cũng phát ra âm thanh è è
2. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?
Sau khi tìm hiểu lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è thì ba mẹ cần phải sớm tìm cách khắc phục cho con. Đối với những trường hợp sinh lý, hiện tượng này có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng nếu nguyên nhân do bệnh lý thì ba mẹ cần phải giúp con xử lý sớm để tránh làm ảnh hưởng đến sức phát triển thể chất, tinh thần của trẻ.
Đối với trường hợp sinh lý
Nếu trẻ khi ngủ thường rặn è è, ba mẹ có thể giúp con ngủ ngon hơn bằng những cách sau:
● Đặt bé nằm ở tư thế thoải mái, bảo rằng đầu không nghiêng sang một bên quá nhiều nhằm giảm áp lực lên dạ dày và phổi.
● Không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no một lần mà hãy chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa để cải thiện chức năng tiêu hóa, tránh việc cho trẻ nằm ngay sau khi ăn hoặc bú.
● Giữ không gian phòng ngủ luôn khô thoáng, tránh tiếng ồn, ánh sáng trực tiếp, có thể dùng máy tạo ẩm để đảm bảo độ ẩm trong phòng không bị khô, nhiệt độ trong phòng không nên quá cao hoặc quá thấp.
● Chăn, ga, gối, mềm của trẻ phải đảm bảo luôn sạch sẽ và được phơi khô.
● Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày khi đang cho con bú, đảm bảo chế độ ăn đa dạng và cân đối, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng để giúp cải thiện giấc ngủ cho con, tránh các loại thực phẩm có thành phần dễ gây kích ứng hoặc khó tiêu, đồ chiên, rán, cay, nóng,…
● Chú ý kiểm tra tã, bỉm, tấm lót cho con thường xuyên, nếu bé đi vệ sinh thì cần phải lau sạch sẽ cho con và thay mới để bé ngủ ngon hơn.
● Nên xoa nhẹ, vỗ về, hát ru, ôm con… để bé có cảm giác an toàn và thoải mái khi ngủ.
● Nên cho trẻ phơi nắng mỗi ngày vào buổi sáng sớm khoảng 20 - 30 phút để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Vỗ về và ôm con khi ngủ để bé cảm thấy yên tâm và thoải mái khi ngủ
Đối với trường hợp bệnh lý
Nếu ba mẹ thấy con phát ra tiếng rặn è è khi ngủ kèm theo những triệu chứng bất thường thì cách duy nhất là cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn cho bé. Ba mẹ tuyệt đối không nghe theo các mẹo dân gian và áp dụng cho con vì điều này đôi khi sẽ gây nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Cho trẻ đi khám nếu tình trạng trẻ ngủ rặn è è kèm triệu chứng bất thường
Nếu bạn cần được giải thích kỹ hơn tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è hoặc muốn thăm khám khi con gặp hiện tượng này thì có thể liên hệ đặt lịch với các bác sĩ Chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC theo hotline: 1900 565656 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!