Tin tức

Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách giải quyết

Ngày 09/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong những tháng đầu đời, giấc ngủ của trẻ sơ sinh, nhất là khi trẻ bước vào khủng hoảng ngủ có thể trở thành vấn đề gây khó khăn cho cả trẻ và bố mẹ. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về nguyên nhân của khủng hoảng ngủ và một số cách giải quyết giúp cha mẹ vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn.

1. Nguyên nhân khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh

Khủng hoảng ngủtrẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và hiểu rõ những nguyên nhân này rất cần để tìm ra giải pháp cải thiện giấc ngủ của trẻ:

Khái quát về khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh

Khái quát về khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh

1.1. Vấn đề tiêu hóa

Một trong những nguyên nhân thường gây ra khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh là vấn đề về tiêu hóa. Trẻ có thể bị đau bụng do đầy hơi, trào ngược dạ dày, táo bón,... Những điều này làm cho trẻ khó chịu và khó ngủ.

- Bị tác động của trào ngược dạ dày

Khi trẻ ăn, sữa có thể trào ngược từ dạ dày lên trên họng, gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ.

- Táo bón

Táo bón là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc đi ngoài nên cảm thấy không thoải mái và khó ngủ.

1.2. Cảm xúc và lo âu từ phía cha mẹ

Trẻ sơ sinh có khả năng cảm nhận tâm trạng của cha mẹ. Nếu gia đình trải qua căng thẳng, xung đột hoặc áp lực lớn, trẻ có thể cảm thấy không an toàn và giấc ngủ của trẻ vì thế sẽ bị ảnh hưởng. Hoặc nếu mẹ lo âu, căng thẳng trong quá trình chăm sóc con, trẻ có thể cảm nhận được và trở nên khó ngủ.

1.3. Vấn đề sức khỏe

Trẻ sơ sinh mắc phải một số vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm đường hô hấp trên, tiêu chảy,... có thể không thoải mái và gây khủng hoảng ngủ.

- Vấn đề về đường hô hấp: nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh hoặc viêm họng có thể khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu, nhất là khi trẻ nằm nghiêng để ngủ.

- Tiêu chảy và nhiễm trùng đường tiêu hóa khiến trẻ cảm thấy khó chịu, dẫn đến giấc ngủ kém.

Các triệu chứng ho, ngạt mũi, khó thở do mắc bệnh đường hô hấp trên có thể khiến trẻ gặp khủng hoảng ngủ

Các triệu chứng ho, ngạt mũi, khó thở do mắc bệnh đường hô hấp trên có thể khiến trẻ gặp khủng hoảng ngủ

1.4. Sự phát triển của hệ thống thần kinh

Sự phát triển của hệ thống thần kinh là nguyên nhân không thể bỏ qua trong các kỳ khủng hoảng ngủ của trẻ sơ sinh. Những tháng đầu đời, hệ thống thần kinh của trẻ đang chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề giấc ngủ như:

- Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ: một số trẻ gặp khó khăn trong việc chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang giấc ngủ sâu vì hệ thống thần kinh đang phát triển và tập thích nghi dần dần với việc ngủ ở môi trường bên ngoài.

- Giấc ngủ ngắn và thường xuyên thức giấc: sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thần kinh cũng có thể khiến trẻ thức giấc thường xuyên và có giấc ngủ ngắn hơn. Trẻ sẽ thức dậy giữa đêm và cần thời gian dài mới ngủ lại được.

2. Cách giải quyết khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh

Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh có thể tạo nên nhiều thách thức cho các bậc cha mẹ nhưng không phải là một vấn đề không thể giải quyết. Dưới đây là một số cách hiệu quả để xử lý và giải quyết vấn đề này:

2.1. Tạo môi trường ngủ thoải mái

Môi trường ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc. Vì thế, cha mẹ hãy tạo cho trẻ một phòng ngủ đủ ấm áp, yên tĩnh và an toàn. Nên dùng ga trải giường chất liệu mềm mại để trẻ có cảm giác dễ chịu khi nằm ngủ. Để hỗ trợ trẻ có giấc ngủ sâu cha mẹ cũng có thể dụng máy phát tiếng ồn trắng hoặc đèn ngủ với ánh sáng yếu.

2.2. Nuôi trẻ khoa học

Cách trẻ được nuôi có thể ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ. Nếu có thể, hãy nuôi bé bằng sữa mẹ, vì sữa mẹ chứa các yếu tố kích thích trẻ ngủ ngon hơn. Nếu không thể nuôi bằng sữa mẹ, hãy chọn loại sữa công thức phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Môi trường ngủ yên tĩnh, an toàn sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua khủng hoảng ngủ

Môi trường ngủ yên tĩnh, an toàn sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua khủng hoảng ngủ

Ngoài ra, mẹ cũng nên dành thời gian để xây dựng lịch trình ổn định về giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ. Thói quen ngủ có thể giúp trẻ nắm vững giờ đi ngủ, giờ chơi và trẻ sẽ có được đồng hồ sinh học khoa học để có giấc ngủ đều đặn, sâu giấc.

Thực hiện trình tự ngủ với các thao tác trước giờ đi ngủ được lặp đi lặp lại mỗi ngày như tắm rửa, đọc truyện hoặc vỗ về trẻ để giúp trẻ thư giãn cũng là cách để trẻ quen với tín hiệu giờ ngủ và dễ dàng vượt qua khủng hoảng ngủ.

Nếu có thể, hãy khuyến khích và tập cho trẻ học cách tự ngủ bằng cách để trẻ tự trải nghiệm quá trình buồn ngủ và đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên. Cha mẹ hãy theo dõi giấc ngủ của trẻ và điều chỉnh lịch trình phù hợp dựa trên nhu cầu của trẻ.

2.3. Tương tác và tạo liên kết với trẻ

Tương tác với trẻ bằng cách nói chuyện, vỗ về và ôm trẻ là cách tạo ra kết nối giữa trẻ với cha mẹ. Điều này có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Khi trẻ cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm từ gia đình, trẻ sẽ yên tâm và dễ dàng thư giãn để chìm vào giấc ngủ.

Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là thách thức lớn với cha mẹ nhưng chỉ cần hiểu hiểu rõ nguyên nhân để áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp là cha mẹ có thể giúp con có được giấc ngủ dễ dàng và chất lượng. Điều này không chỉ giúp cha mẹ giải thoát được cảm giác mệt mỏi với khủng hoảng ngủ mà còn giúp trẻ ngủ đủ cả chất và lượng - yếu tố cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.