Các tin tức tại MEDlatec
Tất tần tật mọi điều nên biết về bệnh ung thư tuyến nước bọt
- 17/05/2021 | Bệnh hiếm gặp: Ung thư tuyến nước bọt và các dấu hiệu nhận biết
- 16/03/2022 | Cẩm nang sức khỏe về bệnh ung thư xoang mặt
1. Giai đoạn, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt
1.1. Các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến nước bọt
Vị trí tuyến nước bọt ở vùng đầu cổ
Tuyến nước bọt giữ nhiệm vụ tạo ra và tiết nước bọt vào miệng thông qua ống dẫn. Nhờ có nước bọt mà thức ăn trở nên ẩm, mềm, giúp cho việc nhai và nuốt dễ dàng hơn, tiêu hóa tốt hơn, miệng được làm sạch và giúp sản sinh ra kháng thể tiêu diệt vi trùng. Tuyến nước bọt gồm 3 cặp lớn nằm dưới và sau xương hàm. Các tuyến nước bọt nhỏ khác ở bên trong má, môi và rải rác ở khắp miệng cùng cổ họng.
Bệnh ung thư tuyến nước bọt được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: vị trí khu trú của tế bào ung thư chỉ ở một khu vực, chưa hề xâm lấn hay di căn.
- Giai đoạn thứ hai: các tế bào ung thư đã xâm lấn đến hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa bị di căn đến những cơ quan khác.
- Giai đoạn thứ ba: tế bào ung thư di căn đến nhiều cơ quan của cơ thể.
1.2. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến nước bọt
Chính xác nguyên nhân gây ra ung thư tuyến nước bọt là gì đến nay vẫn chưa thể xác định được. Các nhà nghiên cứu chỉ nhận thấy bệnh lý này xảy ra khi các tế bào tuyến nước bọt có đột biến ADN. Chính điều đó làm cho tế bào nhanh chóng tăng trưởng và phân chia một cách chóng mặt.
Những trường hợp sau được xem là có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư tuyến nước bọt:
- Người lớn tuổi.
- Thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ trong điều trị ung thư vùng đầu cổ.
- Làm việc thường xuyên ở môi trường chứa chất độc hại như: hàn chì, khai khoáng amiang, cao su,...
- Virus HIV và Epstein-Barr.
- Hút thuốc lá.
1.3. Triệu chứng có thể gặp ở người bị ung thư tuyến nước bọt
Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt thường không rõ rệt, nếu xảy ra, người bệnh sẽ thấy:
Sưng miệng, khó nuốt, tê mặt là những triệu chứng thường gặp ở ung thư tuyến nước bọt
- Có khối sưng ở miệng, cổ hoặc gần hàm.
- Một phần mặt bị tê.
- Một bên cơ mặt có cảm giác yếu.
- Tuyến nước bọt đau dai dẳng không khỏi.
- Khó há miệng to và khó nuốt.
2. Ung thư tuyến nước bọt - phương pháp chẩn đoán và điều trị
2.1. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt, bên cạnh việc thăm khám và khai thác tiền sử của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:
- Sinh thiết
Một mẫu mô bệnh phẩm sẽ lấy đi xét nghiệm để xác định ung thư. Sinh thiết kim được xem là lựa chọn ưu tiên. Nếu không thể thực hiện sinh thiết, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện xét nghiệm khác.
- Chụp X-quang
Chụp X-quang hàm và răng để tìm khối u..
- Chụp cắt lớp (CT)
Có vai trò đánh giá kích thước khối u. Để có hình ảnh chi tiết hơn, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêm thuốc cản quang trước khi chụp.
- Chụp cộng hưởng từ MRI
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép nhìn một cách chi tiết nhất, nhờ đó mà bác sĩ biết được phạm vi, vị trí, kích thước khối u cũng như hạch bạch huyết phì đại, tình trạng di căn của khối u.
- Chụp PET-CT
2.2. Biện pháp điều trị
Đối với bệnh ung thư tuyến nước bọt, phát hiện và điều trị từ sớm đóng vai trò rất quan trọng đối với tính khả quan của kết quả trị bệnh. Tuy mục đích chính là chữa khỏi ung thư nhưng việc bảo tồn chức năng của các cơ quan lân cận cũng có vai trò quan trọng không kém.
Tùy vào yếu tố bệnh học và lâm sàng ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp, gồm:
Dựa trên kết quả thăm khám và chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân bị ung thư tuyến nước bọt
- Phẫu thuật
Đây là phương pháp chính được dùng để điều trị ung thư tuyến nước bọt. Mục đích của phẫu thuật nhằm loại bỏ khối ung thư và các mô khỏe mạnh lân cận để đảm bảo không bỏ sót tế bào ung thư. Mức độ xâm lấn và phát triển của khối u cùng cấu trúc lân cận sẽ ảnh hưởng đến việc có thể cắt bỏ hoàn toàn khối u hay không. Hiện nay, phẫu thuật thường được kết hợp với hóa hoặc xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
- Xạ trị
Phương pháp điều trị này dùng hạt nhân năng lượng cao hoặc tia X để làm chậm và tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp được dùng như phương pháp điều trị chính ở những trường hợp không thể tiến hành hoặc không muốn phẫu thuật.
- Hóa trị
Muốn điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt, bác sĩ sẽ dùng đường uống hoặc đường tĩnh mạch để đưa thuốc vào tiêu diệt tế bào ung thư. Khi thuốc đi vào máu sẽ tác động đến mọi khu vực của cơ thể nên tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, đây không được xem là lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh, nó chỉ nên tiến hành khi ung thư đã di căn hoặc các phương pháp khác không giúp kiểm soát bệnh.
Xét một cách tổng quan thì:
- Ung thư tuyến nước bọt chủ yếu là lành tính và thường ở tuyến mang tai. Tỷ lệ ác tính cao hơn khi nó xuất hiện ở những tuyến nước bọt khác.
- Tuổi cao, bức xạ, hóa chất, chế độ ăn uống,... được xem là các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh.
- Bệnh ung thư tuyến nước bọt không có khả năng lây truyền.
- Để chẩn đoán xác định bệnh cần kết hợp giữa thăm khám lâm sàng với kết quả của nhiều loại xét nghiệm.
- Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là phẫu thuật, một số trường hợp có thể kết hợp hóa với xạ trị tùy phụ thuộc mức độ và giai đoạn của bệnh. Mỗi phương pháp trị bệnh đều có những ưu - nhược điểm riêng và tiềm ẩn những biến chứng nhất định.
Nếu đang nghi ngờ triệu chứng ung thư tuyến nước bọt, khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp thăm khám và tư vấn phương pháp chẩn đoán phù hợp, chính xác. Dịch vụ chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện sở hữu hệ thống thiết bị y khoa đa dạng, tiên tiến bậc nhất gồm: máy nội soi, máy siêu âm, máy chụp CT, máy chụp MRI,... với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên sâu nên đảm bảo kết quả chẩn đoán sẽ có độ chính xác cao nhất.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đặt lịch khám hoặc chia sẻ băn khoăn thông qua Tổng đài 190 56 56 56. Đội ngũ chuyên gia y tế của bệnh viện luôn sẵn lòng tư vấn để quý khách có được những thông tin xác đáng về vấn đề mà mình đang quan tâm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!