Các tin tức tại MEDlatec
Teratoma: Bệnh u quái hiếm gặp nhiều người chưa biết
- 18/05/2021 | U quái - căn bệnh nguy hiểm không loại trừ bất cứ ai!
- 14/09/2024 | Phẫu thuật lấy khối u “khủng” tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- 10/03/2025 | Khối u cột sống: Lành tính hay ác tính, nguy hiểm ra sao?
- 06/05/2025 | Tình cờ phát hiện u dưới niêm mạc thực quản nhờ “mắt thần” trong chẩn đoán khối u đường tiêu hóa
1. Bệnh Teratoma là như thế nào?
Teratoma (u quái) là khối u hình thành từ các tế bào mầm được biệt hóa thành các dạng mô khác nhau trong cơ thể người. Khối u này chứa các loại mô khác nhau như tóc, răng, xương, cơ, mô thần kinh,...
Teratoma được phân loại thành 2 nhóm chính:
- Nhóm trưởng thành: Là khối u lành tính, không tiến triển ung thư nhưng dễ tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ. Nhóm này gồm u đặc, u nang và u hỗn hợp.
- Nhóm chưa trưởng thành: Là khối u chứa mô chưa trưởng thành về mặt mô học, thường tiến triển thành khối u ác tính.
Khối u quái lành tính không lan rộng và điều trị dễ dàng trong khi khối u quái ác tính lại dễ di căn và điều trị phức tạp. Teratoma thường được phát hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, trên nhiều vùng của cơ thể nhưng chủ yếu gặp ở buồng trứng, tinh hoàn, trung thất và vùng cùng cụt.
Người bệnh có u quái Teratoma ở vùng đầu
2. Nguyên nhân hình thành và triệu chứng gặp ở u quái Teratoma
2.1. Nguyên nhân hình thành u quái Teratoma
Nguyên nhân gây nên sự hình thành khối u quái Teratoma hiện chưa thể xác định được nhưng thực tế một số ca bệnh cho thấy mối liên quan với:
- Rối loạn trong quá trình phát triển tế bào mầm gây nên sự bị biệt hóa bất thường thành những dạng mô không đồng nhất.
- Một số trường hợp có thể liên quan đến yếu tố bẩm sinh, tuy nhiên Teratoma phần lớn là tự phát và không mang tính chất di truyền một cách rõ ràng
2.2. Triệu chứng của Teratoma
Triệu chứng của Teratoma có sự khác nhau tùy thuộc vào vị trí khối u khu trú.
- Teratoma ở buồng trứng: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau bụng dưới, chu kỳ kinh không đều, sờ thấy khối u ở bụng dưới, có cảm giác nặng vùng bụng,...
- Teratoma ở tinh hoàn: Nam giới có thể xuất hiện cảm giác nặng ở vùng bìu, đau nhẹ, sưng hoặc có cục cứng ở tinh hoàn,...
- Teratoma ở trung thất: Do khối u ở vùng ngực nên người bệnh thường bị khó thở, đau ngực, ho trong thời gian dài mà không xác định được nguyên nhân, sút cân, mệt mỏi,...
- Teratoma ở đốt cùng cụt: Khối u lộ rõ ở mông hoặc vùng cùng cụt của trẻ sơ sinh, có thể khiến việc tiểu tiện, đại tiện gặp khó khăn. Trường hợp khối u quái có kích thước lớn sẽ chèn ép lên cơ quan nội tạng.
Teratoma ở xương cụt thường gặp ở thai nhi, phát hiện khi siêu âm kiểm tra thai kỳ
3. Cách thức chẩn đoán và điều trị khối u quái Teratoma
3.1. Chẩn đoán
Để xác định chính xác sự hiện diện của Teratoma, các bác sĩ thường cần dùng đến nhiều phương pháp khác nhau như:
- Siêu âm: Đây là phương pháp không xâm lấn được áp dụng phổ biến nhất để phát hiện khối u ở buồng trứng, tinh hoàn hoặc trong thai kỳ.
- Chụp CT-Scanner hoặc chụp MRI: Giúp đánh giá kích thước, vị trí và đặc điểm cấu trúc khối u để bác sĩ lên kế hoạch phẫu thuật chính xác hơn.
- Trong các trường hợp nghi ngờ u tế bào mầm ác tính (bao gồm Teratoma chưa trưởng thành hoặc dạng hỗn hợp), bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp kiểm tra chuyên sâu như chẩn đoán hình ảnh khác, xét nghiệm các dấu ấn ung thư như AFP, beta-HCG,... để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi.
- Sinh thiết mô: Được tiến hành khi cần xác định tính chất khối u.
3.2. Điều trị
Do vị trí của u quái Teratoma ở các vị trí khác nhau nên tùy theo trường hợp mắc phải mà bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị phù hợp như:
- Teratoma buồng trứng:
Đại đa số ca bệnh mắc Teratoma ở buồng trứng được phẫu thuật nội soi vì khối u có kích thước nhỏ. Trường hợp u chưa trưởng thành hoặc có dấu hiệu ác tính, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ buồng trứng. Nếu u quái chưa trưởng thành thì nguy cơ phát triển ung thư cao, cần cân nhắc kết hợp điều trị hóa trị và phẫu thuật.
- Teratoma tinh hoàn:
Nếu Teratoma ở tinh hoàn phát triển ung thư, phương pháp điều trị bắt buộc là cắt bỏ tinh hoàn. Việc xạ trị hầu như không có tác dụng trong trường hợp này. Nếu Teratoma là thành phần của u hỗn hợp tế bào mầm ác tính hoặc có bằng chứng di căn, hóa trị sẽ được chỉ định.
- Teratoma xương cụt:
Khi phát hiện thai nhi có Teratoma ở xương cùng cụt, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của khối u để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nếu u có kích thước nhỏ thì quá trình sinh nở có thể diễn ra bình thường. Nếu khối u có kích thước lớn hoặc nước ối quá nhiều, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc sinh mổ trước ngày sinh dự kiến.
Nếu sau sinh mới phát hiện trẻ có Teratoma ở vùng xương cùng cụt, trẻ sẽ được phẫu thuật cắt bỏ và theo dõi sát sao để kịp thời xử lý khi u tái phát. Teratoma ác tính sẽ được kết hợp điều trị phẫu thuật và hóa trị để tăng cơ hội trị bệnh thành công.
Hầu hết các trường hợp mắc u quái Teratoma đều cần phẫu thuật loại bỏ khối u
Bệnh nhân đã điều trị Teratoma cần tái khám để siêu âm hoặc chụp MRI mỗi 3 - 6 tháng trong 2 năm đầu, sau đó theo dõi định kỳ 6 - 12 tháng/lần để phát hiện sớm tái phát. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm xét nghiệm dấu ấn ung thư để hỗ trợ theo dõi hiệu quả sau điều trị.
Teratoma được gọi là u quái bởi tính chất đặc biệt về tới thành phần mô. Phát hiện sớm để điều trị đúng cách sẽ cải thiện tốt tiên lượng bệnh. Do đó, nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, sờ thấy khối cứng hoặc khó khăn khi tiểu tiện, đại tiện,... người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Như đã nói ở trên, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để chủ động phát hiện sớm u quái Teratoma. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi thăm khám, quý khách hàng có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!