Các tin tức tại MEDlatec
Thai phụ ai cũng muốn biết: Bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai?
- 23/09/2021 | Giải đáp thắc mắc: mẹ mắc thủy đậu cho con bú được không?
- 24/09/2021 | Một số biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai
1. Nhận biết dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở thai phụ
1.1. Thủy đậu là bệnh gì
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lý này có thể xảy ra với mọi độ tuổi, thường gặp nhất vào mùa đông xuân. Virus gây bệnh thủy đậu có khả năng sống được vài ngày trong vảy thủy đậu, đến khi vảy bong ra thì nó tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, dịch từ nốt phỏng thủy đậu hoặc dịch tiết mũi họng.
1.2. Dấu hiệu thủy đậu ở thai phụ
Trước khi tìm hiểu để đi đến quyết định bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai thì thai phụ cần nhận diện chính xác các dấu hiệu của bệnh lý này. Bệnh thủy đậu thường gây ra các dấu hiệu điển hình sau đây:
Biểu hiện của nốt thủy đậu trên da
- Nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Đau họng, sổ mũi.
- Trên bề mặt da có các nốt màu đỏ. Ban đầu các nốt này có ở vùng ngực, lưng sau đó lan dần lên đầu, mắt và toàn bộ cơ thể. Các nốt mụn này làm thai phụ cảm thấy rất ngứa ngáy.
- Sau khi nổi mụn đỏ trên da khoảng vài giờ thì nó sẽ phồng lên thành mụn nước, bên trong có thể chứa nước vàng. Khoảng 1 ngày sau đó, nước bên trong mụn sẽ trở thành màu đục.
- Nếu nốt mụn bị vỡ ra nó đóng thành vảy.
2. Khi bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai
2.1. Thai kỳ và những biến chứng có thể xảy ra do thủy đậu
Bệnh thủy đậu ở thai phụ, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên băn khoăn bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai là tâm lý rất dễ hiểu. Những biến chứng phổ biến gồm:
- Thai phụ có thể bị sảy thai.
- Thai nhi có thể mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh dẫn đến một số bất thường sau sinh như:
+ Bất thường về thần kinh: đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, co giật, não úng thủy, hội chứng Horner,...
+ Bất thường về mắt: đục thủy tinh thể, teo dây thần kinh thị giác, viêm màng võng mạc, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ, mù vĩnh viễn,...
+ Bất thường ở chi: teo cơ, biến dạng hoặc liệt tứ chi.
+ Bất thường về tiêu hóa: bị hẹp hoặc tắc ruột, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,...
Thai phụ cần gặp bác sĩ để được giải đáp bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai
- Thai kỳ tuần 3 tháng đầu (thường từ tuần thứ 8 - 12), nếu thai phụ bị thủy đậu thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh khoảng 0.4%.
- 3 tháng giữa thai kỳ, nhất là tuần 13 - 20, nếu người mẹ bị thủy đậu thì thai nhi rất dễ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh với tỷ lệ 2%. Có khoảng 30% số trẻ trong trường hợp này sẽ tử vong ở những tháng đầu đời, 15% trẻ có nguy cơ bị zona trong 4 năm đầu. Đặc biệt, nếu bị thủy đậu ở tháng thứ 3 của thai kỳ thì thai nhi vẫn có nguy cơ mắc vấn đề về hệ thần kinh trung ương bao gồm tủy sống và não.
- Sau 20 tuần, nếu người mẹ bị thủy đậu, hầu như không ảnh hưởng đến thai.
-Trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh nếu thai phụ bị thủy đậu thì trẻ dễ bị thủy đậu sơ sinh hoặc thủy đậu lan tỏa do cơ thể mẹ chưa có đủ thời gian tạo ra kháng thể truyền cho thai nhi từ trước sinh. Lúc này, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh vào khoảng 25 - 30%.
2.2. Thai phụ bị thủy đậu có nên giữ thai không
Thực tế cho thấy có rất nhiều thai phụ vì quá hoang mang bị thủy đậu có nên giữ hay bỏ thai không mà vội vàng bỏ thai đi do sợ sau này con sinh ra sẽ mắc các dị tật. Các chuyên gia y tế chia sẻ rằng, nếu bị thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn này không phải cứ mẹ bị thủy đậu thì có nghĩa là con sinh ra sẽ bị dị tật.
Thai phụ bị thủy đậu nếu được theo dõi và điều trị đúng cách thì con sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, thai phụ chớ nên quá lo lắng về vấn đề bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai. Đặc biệt, nếu bị thủy đậu sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì càng không đáng lo vì lúc ấy mức độ ảnh hưởng của bệnh đã giảm đi đáng kể.
Trước khi mang thai nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu
Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ thì thai phụ bị thủy đậu cũng cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn các loại thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa hơn. Thời gian này thai phụ nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và hạn chế tối đa việc làm vỡ bóng nước thủy đậu để tránh nguy cơ bội nhiễm. Những thai phụ bị thủy đậu ở mức độ nặng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cần phải nhập viện để được điều trị bằng thuốc chống virus cao hơn qua đường tĩnh mạch.
2.3. Biện pháp phòng ngừa thủy đậu trong thai kỳ
Để không phải thấp thỏm lo âu bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai thì cách tốt nhất là trước khi có ý định mang thai, các bạn gái nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu để cơ thể có kháng thể bảo vệ trước bệnh lý này. Có như thế thì khi mang thai, thai nhi cũng mới được bảo vệ tốt nhất. Sau khi tiêm vacxin thai phụ cần đợi 3 tháng rồi mới nên tiến hành thụ thai.
Những thai phụ chưa từng bị thủy đậu trước đây có thể tiêm globulin miễn dịch zoster (ZIG) khi chẳng may có tiếp xúc với người bị thủy đậu. Tuy nhiên, viêm tiêm miễn dịch này cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ và phải tiêm trong vòng 72h tính từ thời điểm tiếp xúc với người bị thủy đậu lần đầu tiên.
Với những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng đã giúp thai phụ tháo gỡ được băn khoăn bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai để giải tỏa được áp lực cho chính mình. Nếu cần sự hỗ trợ y tế nào khác đối với bệnh lý này, các bạn có thể gọi trực tiếp cho tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây, bạn sẽ được các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC lắng nghe chia sẻ để đưa ra những tư vấn hữu ích, an toàn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!