Các tin tức tại MEDlatec
Tham khảo một số phương pháp điều trị nhân tuyến giáp phổ biến
- 06/08/2020 | Hỏi đáp: Nhân tuyến giáp 4mm là gì, có nguy hiểm không?
- 11/03/2022 | Đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần
- 28/07/2020 | Hỏi đáp: nhân tuyến giáp uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?
1. Nhân tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp có nhân là một tình trạng cho thấy các tế bào của tuyến giáp đang hoạt động bất thường, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng của tuyến giáp. Phần lớn, nhân tuyến giáp đều lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp nhân tuyến giáp có thể phát triển thành ung thư.
Phần lớn, nhân tuyến giáp đều lành tính
Để xác định nhân tuyến giáp một cách chính xác nhất, bệnh nhân cần được thực hiện phương pháp siêu âm, CT Scanner. Rất khó để phát hiện nhân tuyến giáp bằng những triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cảnh giác với những triệu chứng sau: Khó thở do bướu to gây chèn ép khí quản, khàn tiếng do bướu to gây chèn ép các dây thần kinh và dây thanh quản, nuốt khó, đau rát cổ, vùng cổ to hoặc sờ thấy nhân ở cổ,…
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành nhân tuyến giáp bao gồm:
- Chế độ ăn thiếu iot: Chúng ta cần bổ sung lượng iot đầy đủ vì đây là yếu tố giúp cho tuyến giáp được hoạt động ổn định. Việc bổ sung thừa hay thiếu iot đều gây ảnh hưởng nhất định đến tuyến giáp. Trên thực tế khá nhiều trường hợp bị bướu cổ do thiếu iot.
- Di truyền: Tình trạng đột biến gen là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây ra các bệnh lý về tuyến giáp. Rất nhiều trường hợp bị nhân tuyến giáp cũng có người thân mắc phải căn bệnh này hoặc một số bệnh về tuyến giáp khác như viêm giáp, u giáp,…
Vùng cổ của bệnh nhân to hoặc sờ thấy nhân ở cổ
- Tuổi và giới tính: Theo một số thống kê thì nữ giới có tỉ lệ bị bệnh cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể là do cấu tạo giải phẫu ở nữ giới. Phụ nữ thường phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi nội tiết tố, bao gồm dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang bầu, sinh con, quá trình cho con bú, thời kỳ mãn kinh,… nên nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp có thể cao hơn nam giới.
- Độ tuổi: Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nhân tuyến giáp nhưng người trung niên, người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
2. Một số phương pháp điều trị nhân tuyến giáp phổ biến
Hiện nay, các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp đang được áp dụng phổ biến là:
-
Điều trị bằng Thyroxine
Mục đích của phương pháp này là ức chế sự phát triển của nhân tuyến giáp. Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp nhân tuyến giáp nhỏ không có khả năng phát triển thành ung thư và bệnh nhân còn trẻ tuổi. Khi điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân có thể bị giảm mật độ xương, loãng xương, đồng thời bệnh có thể tái phát sau điều trị. Phương pháp Thyroxine không được áp dụng đối với những bệnh nhân trên 60 tuổi, có tiền sử tim mạch, kích thước nhân tuyến giáp lớn và chỉ số TSH thấp,…
Siêu âm để kiểm tra tuyến giáp
-
Phẫu thuật
Với những trường hợp có nhân tuyến giáp lớn, gây chèn ép lên khí quản và thanh quản có thể chỉ định áp dụng phẫu thuật bán phần tuyến giáp. Đối với những bệnh nhân phát hiện tế bào ung thư trong tuyến giáp cũng được chỉ định phẫu thuật hoàn toàn tuyến giáp. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị máy móc hiện đại. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình điều trị cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như liệt dây thần kinh thanh quản quặt ngược, vết mổ sâu, gây để lại sẹo và mất thẩm mỹ,…
-
Dùng Iốt phóng xạ
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những bệnh nhân có bướu nhân hoạt động hay những trường hợp bệnh nhân có kèm theo cường giáp. Đây là phương pháp có thể gây ra một số biến chứng như suy giáp, viêm tuyến giáp hay nhiễm độc phóng xạ. Do đó, sau điều trị, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám để được theo dõi sức khỏe. Điều trị nhân tuyến giáp bằng Iốt phóng xạ chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
-
Tiêm cồn qua da
Cồn sẽ được tiêm qua da với sự hỗ trợ, hướng dẫn của máy siêu âm. Cồn tác dụng đến các mạch máu và phá hủy nhân tuyến giáp. Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp nhân lành tính và có kích thước nhỏ.
Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể
-
Điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần
Đây là phương pháp hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Các nhân giáp lành tính sẽ được thu nhỏ lại bằng những dòng điện tần số cao. Ưu điểm của phương pháp này là giảm nguy cơ tái phát bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không cần thực hiện gây mê và có khả năng phục hồi nhanh sau điều trị. Bệnh nhân ít có nguy cơ biến chứng sau điều trị. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với những trường hợp có nhân tuyến giáp ác tính.
-
Sử dụng tia laser
Đây cũng là một trong những phương pháp hiện đại nhất và chỉ được áp dụng với những trường hợp nhân tuyến giáp lành tính. Đối với những trường hợp bệnh chuyển sang ác tính thì phương pháp này không còn phù hợp nữa. Do không cần gây mê trong quá trình điều trị nên bệnh nhân sẽ hạn chế được một số nguy cơ như mất giọng, khản tiếng, chảy máu,…
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo, đồng thời, bệnh nhân cũng có thể bình phục khá nhanh. Đa số bệnh nhân có thể xuất viện chỉ sau điều trị từ 1 đến 2 ngày.
Nếu có biểu hiện bệnh, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia hàng đầu về Nội tiết cùng với hệ thống máy móc hiện đại, sẽ đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng nhất.
Bạn có thể liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!