Các tin tức tại MEDlatec
Thế nào là bệnh tan máu tự miễn, nguyên nhân và cách điều trị
- 01/08/2023 | Xét nghiệm sinh hóa máu, một số vấn đề cần lưu tâm
- 10/09/2024 | Xét nghiệm máu tổng quát là gì? Có cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không?
- 12/09/2024 | Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?
1. Thế nào là bệnh tan máu tự miễn?
Bệnh tan máu tự miễn là bệnh có liên quan tới tuổi thọ của hồng cầu. Hồng cầu thường tồn tại khoảng 100-120 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bị bệnh tan máu tự miễn, tuổi thọ của chúng có thể bị giảm đáng kể, điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.
Bệnh tan máu tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, gây ra hiện tượng thiếu máu do tuổi thọ của hồng cầu bị giảm. Quá trình này có thể diễn ra cực kỳ nhanh, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong những trường hợp bệnh nặng, hồng cầu có thể chỉ tồn tại trong trong vòng một ngày.
Bệnh tan máu tự miễn liên quan đến tuổi thọ của hồng cầu
2. Phân loại
Tan máu tự miễn có hai loại sau:
- Tan máu tự miễn lạnh: xảy ra khi các kháng thể chống lại tế bào hồng cầu hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn 37 độ C, liên quan đến Agglutinin lạnh hoặc IgM. Loại bệnh này chiếm khoảng 10-20% trong số các ca tan máu tự miễn.
- Tan máu tự miễn nóng: xảy ra khi các kháng thể chống lại tế bào hồng cầu hoạt động ở nhiệt độ trên 37 độ C, thường liên quan đến kháng thể IgG. Loại bệnh này phổ biến hơn tan máu tự miễn lạnh, chiếm tới hơn 80% các trường hợp.
3. Nguyên nhân
Có những yếu tố tác động lên tan máu tự miễn sau:
- Nhóm máu được truyền vào cơ thể không tương tích với máu trong cơ thể.
- Nhóm máu của trẻ sơ sinh khác với của mẹ.
- Bệnh nhân được truyền nhóm máu O nguy hiểm do yếu tố anti A hoặc anti B hiệu giá cao bất thường.
- Hình thành kháng thể bất thường.
- Cơ thể phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại hàng ngày.
- Sử dụng các thuốc chống nhiễm trùng, thuốc bào chế từ động vật lâu ngày.
- Sự suy giảm chức năng của tế bào Lympho T dẫn đến việc tế bào Lympho B sản xuất ra các kháng thể bất thường.
- Các loại virus trong cơ thể có thể gây rối loạn hệ miễn dịch, làm tổn thương và làm mất dần chức năng của tế bào lympho, dẫn đến sự biến đổi của chúng thành tế bào ung thư ác tính.
Bệnh nhân bị tan máu tự miễn luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung và lo âu dù sử dụng thuốc lâu ngày
4. Tại sao bệnh tan máu tự miễn lại nguy hiểm?
Đa số bệnh nhân mắc bệnh tan máu tự miễn không xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Tình trạng này khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp, đồng thời chi phí chữa bệnh cũng tăng đáng kể.
Đặc biệt, những trường hợp bệnh tan máu tự miễn có yếu tố di truyền nếu không được phát hiện và can thiệp chữa trị sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt người bệnh không hiểu được thế nào là bệnh tan máu tự miễn để có cách phòng ngừa và theo dõi bệnh. Nhiều bệnh nhân thậm chí còn gặp biến chứng lâu dài và tính mạng luôn bị đe dọa, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh khi tuổi đời còn trẻ. Chính vì thế mà việc phát hiện bệnh từ sớm sẽ tăng tiên lượng sống cho bệnh nhân và khả năng điều trị khỏi cũng tăng cao.
5. Phương pháp điều trị cho bệnh nhân tan máu tự miễn
Trước hết, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và chẩn đoán bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh tan máu tự miễn:
- Bệnh nhân có thể tự cải thiện nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những ca bệnh này vẫn cần sự chăm sóc và theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa.
- Bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn cần được sử dụng thuốc, truyền máu hoặc có thể phải phẫu thuật.
Khi mắc tan máu tự miễn và bệnh đã trở nặng, bệnh nhân gặp phải một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, cơ thể yếu đi, khó tập trung vào công việc, da dẻ xanh xao, nhịp tim trở nên nhanh hơn, đôi khi cảm thấy khó thở, nước tiểu sẫm màu, hệ tiêu hóa gặp nhiều vấn đề, bệnh nhân chóng mặt hoa mắt mỗi khi đứng dậy, lưỡi nhức và đau. Nếu phát hiện các triệu chứng kể trên và mức độ xuất hiện triệu chứng ngày một dày đặc thì bệnh nhân cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân tan máu tự miễn có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị
Bài viết đã cung cấp thông tin giúp giải đáp thế nào là bệnh tan máu tự miễn, đồng thời chỉ ra các biểu hiện, phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh này. Để phòng ngừa, bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống giàu vitamin và cân bằng dinh dưỡng, cùng với việc duy trì lối sống lành mạnh và thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Một điều quan trọng nữa là bạn cần duy trì thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị, tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Hiện nay, nhiều người băn khoăn liệu lựa chọn bệnh viện nào để theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao. Một gợi ý cho bạn đó chính là Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy trong công tác khám và chữa bệnh. Ngoài ra, Hệ thống Y tế MEDLATEC còn trang thiết bị máy móc y tế hiện đại, nhập khẩu như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp cắt lớp vi tính, máy nội soi. Không những vậy, MEDLATEC được đánh giá cao nhờ Trung tâm Xét nghiệm được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng và đạt kết quả cao.
Đặc biệt, MEDLATEC còn có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, tiết kiệm thời gian đi lại và tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Kết quả sẽ được trả ngay tại nhà hoặc tin nhắn sẽ được gửi về để hướng dẫn cách tra cứu online qua website hoặc app của bệnh viện. Sau khi đặt lịch và cung cấp địa chỉ qua hotline 1900 56 56 56, nhân viên y tế sẽ tới địa chỉ của khách hàng để thu thập mẫu đúng như thời gian đã hẹn.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC được đông đảo khách hàng đánh giá cao
Quý khách có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch thăm khám và xét nghiệm tại các cơ sở của MEDLATEC trên toàn quốc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!