Các tin tức tại MEDlatec
Thế nào là tuyến giáp bình thường và thời điểm cần làm xét nghiệm
- 14/09/2020 | Những điều bạn cần biết về bệnh viêm tuyến giáp bán cấp
- 03/04/2021 | Bật mí một số dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp
- 18/03/2021 | Trả lời thắc mắc: u tuyến giáp lành tính có cần mổ không
1. Tuyến giáp và vai trò
Tuyến giáp được biết đến là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể con người. Là nơi tiết ra các hormon giáp trạng gồm Thyroxine ( hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iot trong thành phần), hormon tri-iodo-thyronine (hay gọi là T3).
Vị trí của tuyến giáp
Tuyến giáp có vị trí nằm ở trước cổ và có hình dạng giống như một con bướm. Tuyến giáp sàm sát với khí quản. Vị trí của tuyến này tương ứng với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1.
Vai trò của tuyến giáp
-
Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
-
Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
-
Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
-
Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
-
Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.
-
Điều tiết lượng canxi trong máu luôn duy trì nồng độ 1%; điều tiết lượng photpho trong máu.
Hình ảnh minh họa cho vị trí và tuyến giáp bình thường trong cơ thể người
2. Thế nào là tuyến giáp bình thường?
Để đánh giá tình trạng của tuyến giáp, người ta phải xét nghiệm hormon tuyến giáp để xác định chỉ số. Đó là chỉ số thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3) và chỉ số TSH của tuyến yên. Thông người, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử bệnh lý gia đình để có hướng xét nghiệm phù hợp. Mục đích nhằm xác định tình trạng hoạt động của tuyến giáp và sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh lý về tuyến giáp.
Chỉ số tuyến giáp bình thường được tính như sau:
-
Chỉ số TSH trong phạm vi từ 0,4 đến 5 mIU/L là mức độ bình thường.
-
Chỉ số T3 (ở người trưởng thành) đạt mức 1.3 - 3.1 nmol/l hoặc 0.8-2.0 ng/ml. Các chỉ số của T3 và T4 sẽ tăng giảm tương ứng đối với từng trường hợp.
-
Chỉ số T4 bình thường là khi đạt mức 12 - 22 pmol/l (0.93-1.7 ng/dL).
Nhiều trường hợp chỉ số có thể thay đổi tăng giảm do người xét nghiệm sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh. Còn nếu các chỉ số vượt mức hoặc dưới mức bình thường đều cảnh báo tình trạng bệnh lý của tuyến giáp.
Tại sao phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?
Thông thường, người Việt Nam rất ít có khái niệm xét nghiệm sàng lọc bệnh trước khi phát hiện. Chính điều này đã khiến tình trạng bệnh lý tuyến giáp phát triển mà người bệnh không hề hay biết. Nếu như tiền sử gia đình từng có người bị u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp hoặc các bệnh lý khác về tuyến giáp thì bạn nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Xét nghiệm sẽ giúp bạn xác định tình trạng tuyến giáp bình thường hay không và có nguy cơ mắc bệnh hay không để có cách phòng tránh.
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể
3. Những bệnh lý tuyến giáp phổ biến hiện nay
Có khá nhiều bệnh lý tuyến giáp thường gặp. Trong đó có nhiều loại bệnh lý di truyền:
Suy giáp
Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả dần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như: tuyến giáp bị cắt bỏ một phần vì có u cục, sự xâm hại gây viêm nhiễm từ vi khuẩn, bị ung bướu chèn ép lên tuyến giáp, và một số nguyên nhân khác,...
Bệnh cường giáp
Cường giáp (cường giáp trạng) là tình trạng xảy ra do tuyến giáp sản xuất quá mức hormone tuyến giáp. Người bệnh cường giáp dù có ăn uống đủ chất đến đâu cũng vẫn bị giảm cân. Rất hay khó ngủ, nóng trong người, hay tiết mồ hôi, tim đập nhanh, tăng huyết áp, tuyến giáp phát triển to hơn so với tuyến giáp bình thường.
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Đa số ung thư tuyến giáp là carcinôm biệt hoá tốt, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và tích cực. Ung thư tuyến giáp bao gồm: Carcinôm tuyến giáp dạng nhú thường gặp nhất chiếm 80% ung thư tuyến giáp.
Hình ảnh minh họa ung thư tuyến giáp
4. Khi nào cần phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?
Tuyến giáp bình thường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể. Do vậy, bất cứ biểu hiện nào của tuyến giáp cũng cần phải được tiên lượng về bệnh lý để phòng và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Nên khám tuyến giáp khi nào?
Những đối tượng có người trong gia đình có tiền sử bệnh lý tuyến giáp như u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp... cần phải được khám định kỳ để sàng lọc bệnh về tuyến giáp. Hoặc những ai khi thấy có biểu hiện không bình thường ở tuyến giáp như: sờ tay thấy tuyến giáp to hơn bình thường, có hạch ở tuyến giáp, nuốt khó, cảm giác khó chịu ở tuyến giáp, tăng – giảm cân bất thường... nên đi xét nghiệm tuyến giáp để xác định tình trạng bệnh.
Nên xét nghiệm tuyến giáp ngay khi có biểu hiện bất thường
Các xét nghiệm cần làm để xác định tình trạng tuyến giáp
Để các định tình trạng tuyến giáp bình thường hay có khả năng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định khám và làm xét nghiệm như:
-
Siêu âm tuyến giáp: để xác định tình trạng kích thước các yếu tố bất thường của tuyến giáp. Siêu âm cũng xác định được cả ung thư tuyến giáp.
-
Xét nghiệm máu: nhằm đánh giá chức năng tuyến giáp thông qua đánh giá chỉ số TSH, T3, FT3, T4, FT4 hoặc một số kháng thể kháng tuyến giáp khác.
-
Kiểm tra độ tập trung I - ỐT: nhằm xác định bệnh cường giáp hoặc nhược giáp.
-
Xạ hình tuyến giáp
-
Sinh thiết tuyến giáp: là giải pháp chọc hút tế bào giáp để sinh thiết, xác định tình trạng bệnh lý tuyến giáp, nhất là ung thư tuyến giáp.
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Do vậy, để giữ tuyến giáp bình thường, hàng ngày phải cân đối khẩu phần ăn, định lượng I ốt vừa đủ, không quá nhiều cũng không nên quá ít. Đồng thời nên khám định kỳ hoặc làm xét nghiệm tuyến giáp khi cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!