Các tin tức tại MEDlatec
Thực hư tin đồn vỏ cây sọ khỉ có chữa bệnh vảy nến
- 28/08/2024 | Cây ngân hạnh: Chi tiết công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ dân gian
- 01/01/2024 | Cây xạ đen có mấy loại, công dụng là gì?
- 01/01/2024 | Cây nhọ nồi có tác dụng gì, sử dụng như thế nào?
- 01/12/2023 | Cây bọ mắm: đặc điểm dược liệu và công dụng chữa bệnh
- 01/01/2024 | Cây mắt mèo và những công dụng chữa bệnh ít người biết đến
1. Vài nét về cây sọ khỉ
Cây sọ khỉ hay cây xà cừ rất phổ biến và có những đặc điểm như sau:
Cây sọ khỉ rất thích hợp để tạo bóng mát
- Là dạng cây thân gỗ và mọc thẳng đứng. Cây trưởng thành có thể cao từ 25 đến 40m. Đường kính thân cây có thể lên đến 2m. Tán cây có thể xòe rộng đến 15m, do đó rất thích hợp để tạo bóng mát.
- Ở cây non, phần thân cây rất nhẵn nhưng ở cây trưởng thành thì thân cây thường có nhiều vết nứt.
- Lá cây thuộc dạng lá kép lông chim. Chiều dài trung bình của lá cây sọ khỉ là từ 6 đến 12 cm.
- Hoa sọ khỉ thường mọc ra từ những nách lá. Mùa hoa sẽ vào khoảng tháng 4 đến tháng 5. Hoa có màu trắng, kích thước nhỏ li ti và thường mọc thành từng chùm.
- Quả sọ khỉ thường có màu xanh khi còn non. Đến khi già, quả sẽ chuyển sang màu nâu và lớp vỏ này sẽ ngày càng cứng, dày hơn. Quả chín sẽ tự nứt ra và hạt sẽ rụng xuống đất.
- Loại cây này có thể phát triển với tốc độ rất nhanh, nhất là khi chúng được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng. Đây cũng là loại cây rất dễ trồng, không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc. Ngay cả những vùng có điều kiện khắc nghiệt, hạn hán, khô cằn, cây xà cừ vẫn có thể phát triển tốt.
2. Cây sọ khỉ chữa bệnh vảy nến: Đúng hay sai?
Vảy nến là bệnh về da rất thường gặp và gây ra những triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu và còn khiến người bệnh khó tập trung và e ngại trước mọi người xung quanh. Một số thông tin cho rằng, vỏ cây sọ khỉ có thể chữa bệnh vảy nến và một số bệnh về da.
Thực tế, vỏ cây sọ khỉ có chứa chất chát hay chính là tanin có thể giúp se da, nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, vỏ của loại cây này không có tính sát khuẩn. Nếu sử dụng đun nước tắm để điều trị một số bệnh về da như vảy nến, nổi mề đay, ngứa, ghẻ,... thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nếu sử dụng cho đối tượng trẻ nhỏ thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng, rất dễ gây nhiễm trùng do làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm.
Không nên dùng vỏ cây sọ khỉ để điều trị bệnh về da
Nhiều người cho rằng, việc sử dụng cây sọ khỉ để bôi ngoài ra thì rất an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn không đúng, những chất độc trong vỏ cây vẫn có thể ngấm vào máu và gây ngộ độc nghiêm trọng. Trong vỏ cây sọ khỉ có chứa alkaloid và chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc. Như vậy, sử dụng vỏ cây xà cừ sai cách là vô cùng nguy hiểm, tuyệt đối không nên dùng vỏ của sọ khỉ để đun nước tắm.
3. Một số cách điều trị vảy nến
Bệnh vảy nến rất khó để điều trị khỏi triệt để. Tuy nhiên, thay vì sử dụng cây sọ khỉ, rất nhiều phương pháp khác có thể giúp cải thiện hiệu quả những triệu chứng của căn bệnh này. Dưới đây là những gợi ý cho bạn để có thể “chung sống hòa bình” với bệnh vảy nến:
- Dung kem lô hội: Là loại kem được chiết xuất từ lá của cây lô hội có thể giúp người bệnh làm dịu cơn ngứa và tình trạng viêm. Kiên trì sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bổ sung dầu cá và kết hợp với phương pháp trị liệu ánh sáng: Phương pháp này có thể giảm tình trạng phát ban. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng dầu cá để bôi lên vùng da bị vảy nến, đắp băng lại trong vòng 6 tiếng. Thực hiện trong 4 tuần có thể cải thiện vấn đề bong tróc da.
Không nên dùng sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh
- Vệ sinh cơ thể đúng cách: Mỗi ngày, bạn nên tắm bằng nước ấm. Không nên dùng những loại xà phòng hay sữa tắm dễ có tính tẩy rửa mạnh và dễ gây dị ứng. Khi tắm, không nên tác động quá mạnh lên vùng da bị bệnh.
- Có thể dùng thuốc mỡ để giữ ẩm cho da.
- Trị liệu ánh sáng bằng cách chiếu trực tiếp ánh sáng lên vùng da bị bệnh. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng biện pháp tắm nắng vào những khung giờ từ 6 đến 8 giờ sáng mỗi ngày. Thời gian tắm nắng khoảng 15 đến 30 phút.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:
+ Bạn nên ưu tiên một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh như các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, vitamin C, bổ sung omega 3 từ cá, ăn nhiều các loại rau củ trái cây, các loại hạt, nên uống nhiều nước mỗi ngày,... Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày
+ Ngoài những loại thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm có nguy cơ gây khởi phát những triệu chứng bệnh có thể kể đến như thịt đỏ, các chế phẩm từ thịt đỏ, những loại thực phẩm có chứa gluten (mì ống hay lúa mì,...). Đặc biệt, hãy kiêng rượu bia để tránh làm bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên vận động: Những bài tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh hơn và phòng tránh nhiều loại bệnh tật, trong đó bao gồm bệnh vảy nến. Bạn không cần phải tập quá sức mà chỉ cần thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Hãy lựa chọn những môn thể thao mà mình yêu thích và kiên trì tập luyện mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc: Đây cũng là cách đơn giản nhưng rất tốt cho sức khỏe và giúp bạn “chung sống” tốt hơn với bệnh vảy nến.
- Giữ tinh thần thoải mái bằng nhiều cách khác nhau như nghe nhạc, thiền, đọc sách, xem phim, tán gẫu cùng bạn bè,...
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về cây sọ khỉ. không nên dùng vỏ của loại cây này để điều trị bệnh vảy nến hay các bệnh ngoài da khác để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Nếu có những triệu chứng bất thường hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời bạn liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!