Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc bôi trĩ cho bà bầu: Cách sử dụng và những điều cần lưu ý
- 08/07/2022 | Sử dụng thuốc bôi trĩ sao cho đúng cách và cần lưu ý điều gì?
- 05/11/2022 | Liệu bạn có đang dùng thuốc bôi trĩ đúng cách?
- 08/09/2022 | Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi trĩ đúng cách và hiệu quả
- 14/06/2021 | Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không và giải đáp của bác sĩ
1. Vì sao mẹ bầu dễ bị trĩ trong 3 tháng cuối?
- Bệnh trĩ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó bao gồm các mẹ bầu. Khi bị trĩ, bà bầu thường gặp phải một số triệu chứng như đau, ngứa hoặc viêm ở vùng xung quanh hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện,...
Mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ cao bị trĩ
Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Khi mẹ bầu chuyển dạ, bệnh trĩ có thể trở nên nặng hơn nhưng sau sinh, bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
- Sở dĩ mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ ở giai đoạn 3 tháng cuối là vì:
+ Ở 3 tháng cuối, thai nhi sẽ lớn dần lên, đồng thời tử cung của người mẹ cũng sẽ lớn hơn, làm tăng áp lực cho xương chậu và tĩnh mạch gần hậu môn. Những tĩnh mạch này sưng lên gây ra ra bệnh trĩ và khiến mẹ bầu bị đau nhiều hơn.
+ Ở thai phụ, nồng độ hormone progesterone tăng lên sẽ khiến cho thành mạch giãn ra và dễ bị sưng. Chính vì thế, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
+ Khi mang thai, thể tích máu sẽ tăng lên dẫn đến tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch và từ đó khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ.
+ Một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc trĩ ở mẹ bầu có thể kể đến như thường xuyên bị táo bón, hay rặn khi đi đại tiện, mẹ bầu tăng cân quá nhiều, mẹ bầu phải ngồi hoặc đứng quá lâu,...
2. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu. Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà cần đến khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn về loại thuốc điều trị thích hợp. Thông thường thuốc bôi trĩ sẽ được áp dụng đối với những trường hợp trĩ nhẹ.
Có nhiều loại thuốc bôi trĩ dành cho mẹ bầu
- Một số công dụng của thuốc bôi trĩ dành cho bà bầu có thể kể đến như sau:
+ Có tác dụng chống viêm, bảo vệ tĩnh mạch hậu môn.
+ Giảm đau, giảm ngứa vùng hậu môn, từ đó giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Sát khuẩn.
+ Giúp những tổn thương sớm được chữa lành.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu:
+ Trước hết, cần dùng khăn vải mềm sạch. Sau đó nhúng khăn vào nước ấm, vắt bớt nước để khăn có đủ độ ẩm. Tiếp đó, nhẹ nhàng lau vùng hậu môn, làm sạch vị trí bị trĩ.
+ Đợi cho vùng hậu môn khô ráo, bạn nhẹ nhàng thoa thuốc. Lưu ý, chỉ nên lấy vừa đủ thuốc, không nên bôi quá nhiều thuốc lên vị trí bị trĩ.
+ Sau khi bôi thuốc xong, mẹ bầu cần giữ cho vùng hậu môn luôn được khô thoáng. Tốt nhất hãy mặc những bộ đồ rộng và có chất liệu mát mẻ. Tuyệt đối không được để vùng này bị ẩm ướt để tránh tối đa nguy cơ kích ứng.
3. Lưu ý những gì khi bôi thuốc trĩ cho mẹ bầu
Để có thể đạt được những hiệu quả tối đa nhất của thuốc, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian nhất định và đúng liều lượng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Những loại thuốc này có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng và không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
- Lạm dụng thuốc bôi trĩ trong suốt một thời gian dài có thể gây ra tình trạng mỏng da.
- Để giảm bệnh trĩ, ngoài việc bôi thuốc, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau:
+ Ngâm khu vực hậu môn trong nước ấm.
+ Để giảm sưng đau, có thể chườm lạnh khu vực hậu môn, trực tràng.
4. Một số phương pháp cải thiện bệnh trĩ cho mẹ bầu
Ngoài sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu, áp dụng các phương pháp sau cũng có thể giúp điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả:
Mẹ bầu nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây
- Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể: Chế độ ăn của mẹ bầu nên ưu tiên các loại rau xanh như rau cải, rau súp lơ, rau mồng tơi; các loại củ quả như khoai lang, quả chuối, quả đu đủ,.... Những loại rau củ này không chỉ nhiều chất xơ mà còn bổ sung thêm vitamin và nhiều khoáng chất cho mẹ bầu.
- Nên bổ sung thêm sữa chua vào các bữa ăn của mẹ bầu: Axit lactic và vi khuẩn probiotic trong sữa chua có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và đồng thời giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Lưu ý không nên ăn quá nhiều trong một bữa để tránh khiến cho bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì thế, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, chị em có thể bổ sung nước từ canh rau hay một số loại nước ép hoa quả. Khi mẹ bầu uống đủ nước sẽ giảm thiểu nguy cơ bị thiếu nước ối và đồng thời giúp phân mềm hơn, cải thiện triệu chứng táo bón.
Luyện tập mỗi ngày giúp mẹ bầu giảm bệnh trĩ
- Luyện tập mỗi ngày: Thay vì ngồi hoặc nằm quá lâu, mẹ bầu nên tập thể dục nhiều hơn, có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga hoặc tập một số động tác phù hợp với mẹ bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh trĩ.
- Khi đi đại tiện, bà bầu nên kê chân lên chiếc ghế có chiều cao phù hợp để tránh gây áp lực lên đại tràng và hậu môn. Bên cạnh đó, cần tránh ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.
Như vậy, thuốc bôi trĩ cho bà bầu là phương pháp giúp khắc phục bệnh trĩ khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý mua và dùng thuốc. Ngoài việc dùng thuốc thì thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện thói quen sống lành mạnh cũng giúp chị em cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Nếu còn có thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
BS Vân đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!