Các tin tức tại MEDlatec

Tiểu ra máu ở nữ có thể do những nguyên nhân nào gây nên?

Ngày 11/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Tiểu ra máu ở nữ là hiện tượng nước tiểu chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu đỏ do bị lẫn máu. Khi tình trạng này kéo dài, đây có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đang gặp vấn đề tại đường tiết niệu. Vậy, đi tiểu ra máu ở nữ là bệnh gì và do những nguyên nào gây nên?

1. Tiểu ra máu ở nữ là do bệnh lý gì gây ra?

Nước tiểu lẫn máu là hiện tượng thường gặp trong chu kỳ kinh ở nữ giới. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì đáng lo. Nhưng trong phần lớn các trường hợp khác, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu ra máu ở nữ là do một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, phổ biến nhất là:

  • Sỏi tiết niệu: Sỏi tại đường tiết niệu chủ yếu xuất hiện ở bàng quang, thận, ống niệu quản, ống niệu đạo,... Sỏi hình thành do khoáng chất tích tụ. Hiện tượng máu lẫn vào nước tiểu xảy ra khi sỏi tiết niệu tác động khiến niêm mạc trong đường tiết niệu hoặc một số hệ cơ quan khác bị rách, làm máu bị lẫn vào nước tiểu trong thận hoặc bàng quang. 
  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng: Đây là bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp ở nữ giới. Tình trạng nhiễm trùng có thể diễn ra tại vùng niệu đạo, vùng niệu quản, vùng thận hoặc vùng bàng quang. Bên cạnh đi tiểu ra máu, chị em bị viêm đường tiết niệu còn xuất hiện một vài dấu hiệu khác như thói quen đi tiểu thay đổi, tiểu buốt, đau tại vùng chậu. 
  • Ung thư: Đây là dạng bệnh lý đường tiết niệu nguy hiểm nhất. Trong đó, ung thư thận và ung thư bàng quang là hai dạng ung thư khá phổ biến. Trường hợp phát hiện nước tiểu lẫn máu, chị em tuyệt đối không được chủ quan mà hãy thận trọng theo dõi, đi khám càng sớm càng tốt. 
  • Chấn thương thận, hoặc đường tiết niệu: Nguyên nhân thường do tai nạn, tùy vị trí va đập có thể hướng tới vị trí tổn thương, ví dụ như thận thì thường bị va đập ở vùng thắt lưng, niệu đạo thì bị chấn thương vùng khung chậu hoặc tầng sinh môn, tiểu kèm theo đau buốt.

Sỏi thận - một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu ở ra máu ở nữ

Ngoài ra trong một số trường hợp, tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ đôi khi còn là do hiện tượng chảy máu âm đạo hoặc cổ tử cung. 

2. Các biểu hiện tiểu ra máu thường gặp ở nữ giới

Dấu hiệu đặc trưng nhất của hiện tượng đái ra máu ở phụ nữ là nước tiểu chuyển sang màu hồng nhạt, màu đỏ hoặc màu sẫm. Bởi tình trạng này chủ yếu liên quan đến một số bệnh lý về đường tiết niệu nên triệu chứng chị em gặp phải không khó để nhận biết. 

Theo đó, nữ giới mắc bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, đi tiểu ra máu có thể xuất hiện thêm một vài dấu hiệu đi kèm khác như: 

  • Đi tiểu buốt. 
  • Hay cảm thấy đau tại vùng bụng dưới và vùng chậu. 
  • Đi tiểu khó hơn bình thường. 
  • Tần suất đi tiểu thay đổi thất thường, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn. 
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn ói. 
  • Cơ thể lên cơn sốt hoặc bị ớn lạnh. 

Bên cạnh đi tiểu ra máu, chị em còn hay bị đau bụng dưới 

Tình trạng đi tiểu ra máu ở nữ giới không phải lúc nào cũng gây đau hay gây cảm giác khó chịu. Chị em thường chỉ nhận thấy màu nước tiểu khác thường, lẫn máu. Khi xác định rõ căn nguyên, tình trạng đi tiểu ra máu có thể điều trị triệt để. 

Trong đó, nếu là bệnh lý tiết niệu cấp tính, chị em có thể chỉ phải điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc. Còn nếu là bệnh lý mạn tính, chị em cần đi thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và có những can thiệp y tế phù hợp. 

Khi phát hiện màu sắc nước tiểu khác thường, chị em nên đi khám 

3. Cách điều trị tiểu ra máu ở nữ

Muốn điều trị hiệu quả đi ngoài ra máu, chị em cần xác định rõ nguyên nhân. Thực tế, tình trạng nước tiểu lẫn máu có thể là do một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Như vậy, phác đồ điều trị cụ thể còn phụ thuộc theo tình trạng bệnh lý cụ thể. 

Thông thường, chị em sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Các phương pháp điều trị dựa theo bệnh lý thực tế chị em mắc phải.

Với một số trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật, ví dụ như với sỏi thận lớn,... Việc phẫu thuật có thể sẽ là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mổ mở tùy theo từng loại bệnh lý và tình trạng bệnh. 

Chị em đi tiểu ra máu thường được chỉ định dùng một số loại thuốc

4. Biện pháp phòng ngừa tiểu ra máu ở nữ

Để phòng tránh hiện tượng đi tiểu theo máu, chị em nên chú ý đến việc vệ sinh cơ thể, duy trì các thói quen tốt. Cụ thể như sau:

  • Duy trì thói quen uống nhiều nước hàng ngày. 
  • Không nên nhịn đi tiểu. 
  • Nên đi tiểu ngay khi vừa quan hệ xong để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. 
  • Hạn chế tiêu thụ những chất dễ gây kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá. 
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn nhiều muối để phòng ngừa bệnh lý về thận. 

Chị em không nên ăn mặn để phòng tránh bệnh lý suy thận

Ngoài những thói quen cần lưu ý ở trên, chị em cũng nên duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm/lần hoặc ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Bởi khi phát biểu sớm một số bệnh lý trong giai đoạn đầu, hiệu quả điều trị luôn cao hơn là khi bệnh đã bắt đầu trở nặng. 

Hiện nay, chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bên cạnh bề dày lịch sử phát triển gần 30 năm, MEDLATEC còn ghi điểm bởi đội ngũ các bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm với người bệnh. Cùng với đó là Trung tâm Xét nghiệm hiện đại chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng chỉ CAP, hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như nội soi, X-quang, siêu âm, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ châu Âu và Hoa Kỳ. 

Như vậy, MEDLATEC vừa tổng hợp đến quý bạn đọc kiến thức cơ bản về hiện tượng đi tiểu ra máu ở nữ. Nếu cần đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.