Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu 5 nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán ít ngờ nhất
- 01/09/2021 | Xử lý và hạn chế tình trạng mọc mụn bọc ở mũi hiệu quả
- 11/08/2021 | Trước khi dùng cần biết: liệu miếng dán mụn có thật sự hiệu quả
- 09/08/2021 | Các nguyên nhân dẫn đến mụn ẩn và cách điều trị mụn ẩn hiệu quả
1. 5 nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán mà bạn không ngờ tới
Mụn - một trong những nỗi ám ảnh kinh hoàng của bất kỳ ai. Cùng MEDLATEC tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để dễ dàng loại bỏ chúng:
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng lượng hormone nội tiết trong cơ thể cũng là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán. Đáng chú ý là lượng hormone sinh dục tăng ở những giai đoạn đầu mãn kinh, mãn kinh hoặc giai đoạn dậy thì. Hormone sinh dục tăng kích thích hoạt động ở tuyến bã nhờn làm da bít tắc mà sinh nên mụn.
Ngoài ra, không thể không kể hormone adrenaline, loại hormon này tăng cũng gây nổi mụn không kém gì so với những loại hormon khác. Mệt mỏi, tâm trạng thường xuyên ở trong trạng thái stress,... là những nguyên nhân làm tăng lượng hormone adrenaline trong cơ thể.
Bên cạnh đó, việc thức khuya hoặc chế độ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng cũng có thể làm thay đổi lượng hormone là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán mà hầu hết hội chị em mắc phải.
Tìm hiểu nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán để khắc phục
Nếu da bạn thuộc loại da dầu thì có thể đây cũng là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán
Nếu da của bạn thuộc loại da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu thì đây chính là nguyên nhân các “em mụn” luôn hiện diện ở vùng trán. Bã nhờn hoặc dầu nhiều dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, da không thông thoáng được làm mụn không ngại mà xuất hiện.
Lơ là trong việc vệ sinh kỹ càng cho da mặt
Đây được xem là nguyên nhân chủ đạo nhất mà hầu hết các chị em không nghĩ tới. Sau một ngày làm việc với lớp makeup dày đặc trên mặt thì hầu hết chị em chỉ rửa mặt qua loa. Một số khác thì lại không dùng nước tẩy trang hoặc chỉ dùng nước để rửa mặt. Chính vì những lý do này khiến cho lượng mỹ phẩm hoặc bụi bẩn “ung dung” qua đêm trong da mặt, đây chính là điều kiện tốt để mụn được sinh ra.
Nên nhớ rằng, chỉ rửa mặt bằng nước không bao giờ rửa sạch sâu và đẩy được mỹ phẩm cũng như bụi bẩn ra khỏi da mặt bạn. Chỉ cần siêng năng và cẩn thận một chút là bạn có thể loại bỏ nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán này.
Một số thói quen vô tình ảnh hưởng đến da mặt mà bạn không hề biết
-
Mũ đội: Mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai, mũ len,... hay bất kỳ loại mũ nào nếu sử dụng thường xuyên nhưng không vệ sinh sạch sẽ rất dễ kích thích mụn ở vùng trán và vùng thái dương xuất hiện.
-
Tóc mái: Nắng nóng kết hợp với phần tóc mái xinh đẹp che phủ trán cũng chính là nguyên nhân.
-
Trang điểm thường xuyên: Việc đắp hàng tá lượng mỹ phẩm vào mặt làm da không “thở” được, lỗ chân lông bịt kín tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mụn.
Vệ sinh cho da không sạch sẽ sau makeup - nguyên nhân nổi mụn vùng trán mà hội chị em ít ngờ tới
Sản phẩm, hóa chất cho tóc cũng có thể là nguyên nhân
Hầu hết các sản phẩm làm đẹp cho tóc như thuốc nhuộm, uốn, tẩy tóc đều chứa rất nhiều hóa chất độc hại cho da mặt. Bởi lẽ, da mặt có tính chất nhạy cảm hơn da đầu, do đó trong quá trình làm đẹp cho tóc khó tránh khỏi việc các hóa chất bám dính vào vùng trán gây dị ứng cho da. Tuy nhiên, với nguyên nhân này chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát trong quá trình làm tóc.
Ngoài ra, cũng nên để ý đến một số nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống, luyện tập không khoa học, vệ sinh cơ thể cũng như các dụng cụ chăm sóc da mặt hàng ngày không đúng cách, không sạch sẽ,... Tất cả các yếu tố trên đều là những nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán mà bạn không nên bỏ qua.
Vậy làm thế nào để hô biến những “em mụn” ra khỏi vùng trán của bạn?
2. Phương pháp điều trị mụn nổi ở trán hiệu quả
Việc điều trị không còn là vấn đề sau khi tìm được nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán. Bạn có thể thử dùng một số cách sau để giảm thiểu số lượng những em mụn coi trán bạn là nhà. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ dành cho những em mụn thông thường, và lượng mụn sẽ giảm dần tỉ thuận với mức độ siêng năng và kiên trì của bạn.
Làm sạch da
Điều quan trọng trong quá trình điều trị da mụn, hoặc phòng tránh nổi mụn chính là biết cách làm sạch da. Bạn nên rửa mặt sạch mỗi ngày, tẩy tế bào chết 2 - 3 lần/tuần tùy sản phẩm sử dụng. Nếu tế bào chết không được loại bỏ khỏi mặt, chúng sẽ là môi trường tốt cho sự ẩn nấp cũng như phát triển của vi khuẩn.
Do đó, việc tẩy tế bào chết cho da mặt đồng nghĩa với việc bạn đã loại bỏ được nơi trú ngụ của vi khuẩn gây nổi mụn. Tuy nhiên, đây lại là “con dao hai lưỡi” nếu bạn không lựa chọn đúng loại tẩy bào chết phù hợp với da của mình.
Dưỡng ẩm đầy đủ cho da
Da nhiều dầu làm bít tắc lỗ chân lông có nghĩa là da bạn đang thiếu độ ẩm. Do đó, dưỡng ẩm đầy đủ, giữ nước lại cho da sau khi rửa mặt sạch sẽ là cách giúp da luôn trong tình trạng ổn định, thông thoáng, hạn chế sự xuất hiện của mụn.
Đừng quên cấp ẩm đầy đủ cho da để ngăn chặn sự hiện diện của mụn
Retinol - một phép thử đánh giá
Các loại thuốc hoặc mỹ phẩm chứa retinol đều có tác dụng tốt trong việc loại bỏ mụn, đẩy nhanh quá trình thông thoáng cho lỗ chân lông. Đặc biệt là mụn bọc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên nhờ bác sĩ da liễu kiểm tra tình trạng da và xin lời khuyên xem sản phẩm có phù hợp với da mình hay không.
Điều trị chuyên sâu bằng tia laser
Đối với mụn sưng đỏ xuất hiện nhiều trên trán bạn có thể tham khảo thêm phương pháp điều trị chuyên sâu bằng tia laser. Tuy phương pháp này có giá “chát” hơn so với những phương pháp khác, nhưng khá hiệu quả. Không chỉ những loại mụn thông thường mà cả những em mụn sưng đỏ đều được giải quyết nhanh chóng.
Ngoài ra với phương pháp này, lỗ chân lông trên da của bạn còn được thu nhỏ, cải thiện rõ rệt, hạn chế tình trạng nang lông. Hơn nữa lượng nhiệt từ tia laser sẽ giúp da bạn tăng sinh lượng collagen nhanh chóng hơn.
Dùng thuốc
Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ da liễu nếu trên trán xuất hiện nhiều mụn bọc. Sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ tiến hành kê toa một số loại kháng sinh đường uống và isotretinoin để nâng cao hiệu quả điều trị.
Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất tăng đề kháng cho cơ thể bảo vệ da tránh tác nhân gây hại
Hơn thế nữa, việc kết hợp nhiều phương pháp trên cùng lúc sẽ giúp bạn không cần bận tâm đến những nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán như trước. Vừa vệ sinh sạch sẽ da mặt đúng cách, tẩy tế bào chết, cấp ẩm đầy đủ cho da, vừa sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ mang đến những hiệu quả hơn cả sự mong muốn của bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!