Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu phương pháp banding động mạch phổi điều trị tim bẩm sinh
- 15/06/2023 | BVĐK MEDLATEC điều trị thành công trường hợp thuyên tắc động mạch phổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, khó thở cấp
- 01/09/2023 | Dấu hiệu cảnh báo phổi yếu không thể bỏ qua
- 01/02/2024 | Một số điều nên biết về chụp X-quang tràn khí màng phổi
- 01/07/2023 | Phương pháp rửa màng phổi và 1 số thông tin liên quan
- 01/07/2023 | Bệnh xơ phổi nguy hiểm không? Xác định nguyên nhân gây xơ phổi
- 27/08/2024 | Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nguyên nhân và cách phòng tránh
1. Tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh
Để giải đáp được thắc mắc: phương pháp banding động mạch phổi được sử dụng với bệnh nhân tim bẩm sinh nào, trước tiên chúng ta cần hiểu về căn bệnh này. Hiểu đơn giản, khi mắc tim bẩm sinh, một số cấu trúc tim của người bệnh sẽ có dấu hiệu bất thường, tình trạng này còn được gọi là dị tật.
Tim bẩm sinh là căn bệnh nghiêm trọng
Thông thường, căn bệnh này được chia thành hai nhóm, đó là tim bẩm sinh tím và tim bẩm sinh không tím. Vậy điểm khác nhau giữa hai nhóm này là gì? Đối với người mắc tim bẩm sinh tím, dị tật ở tim sẽ ảnh hưởng tới dòng chảy, cơ thể không được cung cấp lượng oxy cần thiết. Ngược lại, ở bệnh nhân tim bẩm sinh không tím, các dị tật hầu như không ảnh hưởng tới dòng chảy, cơ thể vẫn được cung cấp đủ oxy.
Trên thực tế, đa số bệnh nhân được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh tím, cơ thể họ chủ yếu nhận máu thiếu oxy. Ba dạng bệnh đặc trưng của nhóm tim bẩm sinh tím bao gồm: tổn thương tắc nghẽn tim trái, tổn thương tắc nghẽn tim phải hoặc tổn thương hỗn hợp. Cả ba dạng bệnh kể trên đều nghiêm trọng, trong đó người bị tổn thương tắc nghẽn tim trái phải đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe, cần điều trị kịp thời để bảo toàn tính mạng.
2. Phương pháp điều trị tim bẩm sinh: banding động mạch phổi
Như đã phân tích ở trên, tim bẩm sinh là căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong tương đối cao. Một trong những kỹ thuật điều trị tim bẩm sinh đã và đang được áp dụng là banding động mạch phổi.
Banding động mạch phổi là một phương pháp hỗ trợ điều trị tim bẩm sinh
Phương pháp điều trị này còn được biết đến với tên gọi là phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi và được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1951 tại Đại học California của Mỹ. Cho tới nay, phẫu thuật thắt hẹp động mạch vẫn được sử dụng để điều trị tim bẩm sinh cho một số trường hợp bệnh nhi.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm soát lượng máu tới phổi, nhờ vậy hệ động mạch phổi được bảo vệ, hạn chế áp lực lên động mạch phổi cố định.
3. Banding động mạch phổi áp dụng trong trường hợp nào?
Phương pháp banding động mạch phổi đã được áp dụng từ năm 1951, ngày nay có rất nhiều kỹ thuật điều trị hiện đại ra đời. Chính vì thế, tỷ lệ người bệnh phẫu thuật động mạch phổi giảm đáng kể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn chỉ định tiến hành phẫu thuật động mạch phổi để điều trị tim bẩm sinh. Vậy khi nào bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kỹ thuật kể trên?
Khi nào bệnh nhi nên phẫu thuật thắt động mạch phổi?
Thông thường, người bệnh mắc tim bẩm sinh và có shunt trái/shunt phải, lượng máu tới động mạch phổi tăng cao sẽ được chỉ định phẫu thuật động mạch phổi. Cụ thể, phương pháp phẫu thuật này hỗ trợ điều trị trong trường hợp động mạch chủ hẹp eo, quai động mạch chủ bị teo, người có một/nhiều thông liên thất.
Ngoài ra, khi phát hiện tim một thất hay ban ba lá bị teo, kèm theo tình trạng tăng lưu lượng động mạch phổi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện banding động mạch phổi cho người bệnh. Phương pháp phẫu thuật động mạch phổi cũng được áp dụng đối với bệnh nhân có thất trái thiểu năng hoặc người mắc bệnh lý thân chung động mạch.
Bệnh nhân bị đảo gốc động mạch thường được chỉ định phẫu thuật sửa toàn bộ. Trước khi phẫu thuật toàn bộ diễn ra, họ sẽ được điều trị bằng phương pháp banding động mạch phổi nhằm mục đích giúp thất trái có thời gian thích hợp. Thông thường, bệnh nhi đảo gốc động mạch từ 1 tháng tuổi trở lên sẽ được xem xét và thực hiện phương pháp điều trị nêu trên.
4. Banding động mạch phổi không áp dụng trong trường hợp nào?
Thực tế, không phải bệnh nhân tim bẩm sinh nào cũng có thể phẫu thuật động mạch phổi. Người có đường ra thất trái hẹp sẽ không được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Đồng thời, bệnh nhi còn ống động mạch cũng không nên tiến hành phẫu thuật động mạch phổi.
Một số bệnh nhi không được chỉ định tiến hành banding động mạch phổi
5. Theo dõi, chăm sóc sức khỏe bệnh nhi sau phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi
Thực tế, hậu phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi, người bệnh có thể đối mặt với một vài biến chứng, đó là xẹp phổi hay suy tim. Nguyên nhân gây tình trạng trên là do người bệnh đau khi thở, tắc đờm hậu phẫu thuật.
Để phát hiện kịp thời biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc phù hợp. Khi gặp biến chứng như: xẹp phổi, suy tim, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý kịp thời và phù hợp như cho bệnh nhân tập thở cùng bóng, soi và hút phế quản trong trường hợp cần thiết.
Thông thường, bác sĩ sẽ quan tâm tới mạch đập, chỉ số huyết áp cũng như bão hòa oxy nhịp thở của bệnh nhân. Sau mỗi 1 tiếng đồng hồ, người bệnh sẽ được kiểm tra lại lượng dịch qua ống dẫn lưu để kịp thời phát hiện tình trạng chảy máu và có biện pháp xử lý đúng lúc, bảo đảm an toàn cho người bệnh.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhi sẽ được tiếp tục theo dõi
Khi trở về phòng hồi sức, bệnh nhân được đưa đi chụp ngực và sau 1 ngày kể từ khi phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục đi chụp ngực lần 2. Nếu sức khỏe đảm bảo, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định rút dẫn lưu.
Khoảng 1 - 2 ngày trước khi ra viện, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tim của người bệnh, đồng thời tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Dựa vào kết quả theo dõi sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo đối với bệnh nhân.
Bài viết này chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: khi nào bệnh nhân tim bẩm sinh được điều trị bằng phương pháp banding động mạch phổi. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi tình trạng sức khỏe để có kế hoạch điều trị tiếp theo.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!