Tin tức
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nguyên nhân và cách phòng tránh
- 01/03/2024 | Cảnh giác với các dấu hiệu ung thư phổi dễ bị nhầm lẫn
- 01/03/2024 | Lao phổi - Tất tần tật những thông tin y khoa cần biết
- 13/08/2024 | Phổi nằm ở vị trí nào? Các bệnh thường gặp và cách phòng tránh
1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn được gọi là COPD là gì?
Phổi là cơ quan thiết yếu trong hệ thống hô hấp của cơ thể, chịu trách nhiệm cho quá trình trao đổi khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hay COPD (Chronic obstructive pulmonary disease), là một trong những bệnh thường gặp ảnh hưởng đến phổi. COPD bao gồm hai loại bệnh chính: viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng.. Tắc nghẽn phổi là nhóm bệnh phổi gồm 2 loại phổ biến là viêm phế quản phổi và khí phế thũng.
Khí phế thũng xảy ra khi các phế nang và tiểu phế quản bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến giảm chức năng phổi. Nguyên nhân có thể do viêm phế quản kéo dài hoặc phế quản bị giãn căng quá mức. Biểu hiện của bệnh khí phế thũng bao gồm ho liên tục, khàn tiếng hoặc mất tiếng.
Trong khi đó, viêm phế quản mãn tính được đặc trưng bởi các cơn ho kéo dài với sự hiện diện của dịch đờm, khiến cho các ống phế quản bị thu hẹp, gây khó khăn trong việc thở..
Phổi bị tổn thương, tắc nghẽn mãn tính
2. Triệu chứng
Người mắc bệnh tắc nghẽn phổi thường có các triệu chứng ban đầu như ho và cảm giác mệt mỏi, nên dễ bị nhầm lẫn sang bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, các dấu hiệu sau sẽ xuất hiện rõ ràng hơn:
- Ho khan và nghẹt mũi liên tục.
- Các vấn đề viêm nhiễm ở đường hô hấp.
- Cơ thể cảm thấy kiệt sức, sụt cân không giải thích được và mất cảm giác ngon miệng.
- Cảm giác tức ngực hoặc đau nhói ở ngực.
- Khó thở, thở gấp và thở khò khè.
- Cảm giác khó thở kể cả khi đang nghỉ ngơi hay trong lúc ngủ.
- Khó thở ngay cả sau khi thực hiện các hoạt động nhẹ như đi bộ.
Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ho, khó thở
3. Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh tắc nghẽn phổi, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân điển hình sau:
- Hút thuốc lá thường xuyên và trong thời gian dài.
- Sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nơi có nhiều bụi bẩn và khí độc.
- Tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
- Trong một số trường hợp hiếm, bệnh có thể liên quan đến sự thiếu hụt của enzyme alpha-1 antitrypsin.
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh
4. Điều trị
Phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân COPD có thể khác nhau tùy vào mức độ và tình trạng sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ và thường xuyên theo dõi sức khỏe để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chuyển của bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị có thể được áp dụng, tuy nhiên dù điều trị theo phác đồ nào cũng cần tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ.
Thay đổi lối sống
Việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày là yếu tố quan trọng trong việc điều trị COPD. Cần hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, và khói than,...
Tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ trong sử dụng thuốc
Việc tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ là điều cần thiết trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc giãn phế quản, thuốc corticoid để giảm viêm, và thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Thở oxy
Thở oxy là biện pháp cần thiết cho bệnh nhân COPD bị thiếu oxy nặng, giúp họ cải thiện tình trạng hô hấp. Thời gian thở oxy có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thông khí phế quản bằng thủ thuật
Đây là thủ thuật y tế trong đó thuốc được đưa trực tiếp vào phế quản để giúp làm giãn đường thở, từ đó giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
Phẫu thuật phổi
Đối với những trường hợp nặng, khi điều trị thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật phổi. Các loại phẫu thuật phổi có thể bao gồm cắt bỏ phần phổi bị tổn thương, ghép phổi hoặc phẫu thuật giảm thể tích phổi để cải thiện chức năng hô hấp.
Chụp X-quang phổi để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất
5. Một số biện pháp phòng tránh bệnh
Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính bằng một số biện pháp dưới đây:
Lập kế hoạch sinh hoạt lành mạnh
Thiết lập một lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Những người nghiện thuốc lá cần lên kế hoạch để bỏ thuốc hoàn toàn. Ngoài ra, cần duy trì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya và nên đi ngủ sớm. Cũng nên hạn chế t rượu, bia và các chất kích thích khác, ăn nhiều rau củ và tránh thực phẩm giàu dầu mỡ, đồ chiên xào,…
Tăng cường sức khỏe bằng việc tập luyện thể dục, thể thao
Tăng cường sức khỏe thông qua việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày là cách hiệu quả để cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường chức năng phổi. Bạn nên ưu tiên các hoạt động như chạy bộ, đi bơi, đạp xe, tập yoga, …
Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc nơi đông người
Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tại các nơi đông đúc cũng là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu để tránh lây nhiễm các bệnh hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi, kiểm soát tình trạng sức khỏe của bạn. Hiện nay, tại các bệnh viện hoặc các trung tâm y khoa đều có các dịch vụ khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Trên đây là những thông tin về bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn khi đang tìm hiểu về bệnh. Nếu bạn còn lo lắng hay có thắc mắc gì cần được tư vấn kỹ hơn về bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính thì hãy gọi ngay đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn, đặt lịch khám. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch khám với các bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm tại chuyên khoa Hô hấp của bệnh viện.
Hãy đến với MEDLATEC để có những trải nghiệm tốt nhất về chất lượng dịch vụ cũng như chuyên môn, tay nghề của các bác sĩ. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đầy đủ; buồng bệnh rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ hạn chế vi khuẩn kí sinh gây bệnh và lây nhiễm chéo. Tổng đài chăm sóc khách hàng 24/7: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!