Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu quy trình đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương
- 15/10/2020 | Chụp X-quang lưng hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý xương khớp
- 19/10/2020 | Loãng xương là gì và phương pháp chẩn đoán bệnh ra sao?
- 19/10/2020 | Mách bạn cách phòng tránh các bệnh xương khớp hiệu quả
- 19/10/2020 | Mách bạn nhận biết dấu hiệu của các bệnh xương khớp thường gặp
- 15/10/2020 | Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung Glucosamine cho người bệnh xương khớp
1. Đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương
Loãng xương là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là ở những phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Xương của người bệnh ngày càng mỏng và mật độ chất trong xương cũng thưa dần, xương không còn chắc khỏe như độ tuổi trưởng thành, rất dễ gãy và khi gãy thì khó lành trở lại.
Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi
Ở giai đoạn đầu, phần lớn người bệnh không thể phát hiện ra những bất thường trong cơ thể vì tình trạng loãng xương chưa gây ra những triệu chứng rõ ràng. Phải một thời gian sau, người bệnh mới thấy những biểu hiện của loãng xương như tình trạng đau nhức và gãy xương cổ tay hay thoái hóa đốt sống, đau lưng,…
Đo mật độ xương chính là cách chẩn đoán loãng xương hiệu quả nhất, giúp người bệnh biết được tình trạng sức khỏe của xương để phòng tránh và được điều trị hiệu quả nếu có bệnh.
DEXA sử dụng tia X để đo lượng canxi và khoáng chất trong xương chính là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân thường được đo ở cổ xương đùi, cột sống, cổ tay,... Nhưng mật độ xương cũng có thể thay đổi tùy theo các vị trí khác nhau trên cơ thể. Mật độ xương cao, đồng nghĩa với xương càng chắc khỏe, nguy cơ gãy xương sẽ thấp hơn và ngược lại.
Nên kiểm tra mật độ của xương khi có kết quả chụp X-quang cho thấy bị thiếu xương hoặc gãy xương ở cột sống, thường xuyên bị đau lưng, có nguy cơ bị gãy đốt sống, bị giảm chiều cao,…
Các chuyên gia cho rằng, việc đo mật độ xương có ý nghĩa rất lớn trong việc:
Chẩn đoán người bệnh có bị loãng xương không và tình trạng loãng xương đang ở mức độ nào và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Cảnh báo nguy cơ gãy xương của người bệnh và đưa ra những biện pháp phòng tránh.
Kiểm tra xem sức khỏe xương của người bệnh có được cải thiện sau một thời gian điều trị hay không.
Xương có thể tái tạo lại nhưng càng nhiều tuổi khả năng lại giảm dần. Đặc biệt, phụ nữ thường có mật độ xương thấp hơn nam giới nên nguy cơ loãng xương sẽ cao hơn và việc kiểm tra sức khỏe xương lại càng cần thiết hơn. Chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ trên 65 tuổi đều cần được thực hiện kiểm tra mật độ xương.
Nhiều người thường thắc mắc đo mật độ xương giá bao nhiêu,... tuy nhiên, không thể đưa ra một câu trả lời cụ thể nào vì mỗi bệnh viện, mỗi cơ sở y tế sẽ có một mức giá khác nhau tùy vào công nghệ máy móc của bệnh viện và dịch vụ khám mà người bệnh lựa chọn.
2. Quy trình đo mật độ xương được diễn ra như thế nào?
Đây là phương pháp chẩn đoán rất đơn giản và rất nhanh chóng, diễn ra chỉ khoảng 20 phút, không xâm lấn và không gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Vì thế, khi thực hiện kiểm tra mật độ xương, bạn không cần phải chuẩn bị nhiều và hoàn toàn cảm thấy thoải mái.
Người bệnh sẽ được nằm trên một mặt phẳng sau đó, máy cơ sẽ di chuyển qua cơ thể, đồng thời phát ra một lượng phóng xạ thấp. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm, những tia phóng xạ này sẽ không gây hại cho sức khỏe hoặc gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Bên cạnh đó, để đo mật độ xương ở các vị trí như cổ tay hay ngón tay hoặc gót chân thì có thể sử dụng một thiết bị di động ngoại vi. Phương pháp này sẽ ít tốn kém hơn so với việc thực hiện xét nghiệm ở bệnh viện nhưng độ chính các đương nhiên sẽ không cao.
Trường hợp sức khỏe xương bình thường, chỉ số đo sẽ khoảng từ 1 đến -1;
Trường hợp bệnh nhân có khối lượng xương thấp, chỉ số đo sẽ khoảng từ -1 đến -2,5;
Trường hợp bệnh nhân bị loãng xương chỉ số đo sẽ khoảng từ -2,5 hoặc thấp hơn;
Để điều trị bệnh, bạn cần phải chú ý những điều sau:
-
Chế độ ăn uống: Nên ăn uống cân bằng dưỡng chất, bổ sung canxi, tránh các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu bia,... tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân.
-
Tăng cường vận động, có thể tập những bài tập nhẹ nhàng và tránh để bị ngã. Nên tập thể dục ngoài trời để được bổ sung vitamin D, tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
-
Sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để giảm tỳ đè, áp lực lên xương tại các vùng cột sống, vùng hông,… để tránh bị gãy xương và giảm nguy cơ đau nhức.
Bệnh loãng xương phát triển rất thầm lặng, khi cơ thể đã có những biểu hiện rõ ràng cũng chính là lúc người bệnh đã mất đi một lượng xương đáng kể. Chính vì thế, việc kiểm tra mật độ xương định kỳ là vô cùng quan trọng đối với những người có nguy cơ bị bệnh.
Nếu cơ thể gặp những vấn đề bất thường về xương khớp thì bạn không nên chủ quan, hãy đi khám, gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết và có phương pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Nếu bạn còn phân vân đo loãng xương ở đâu tốt, đo mật độ xương bao nhiêu tiền, có tốn kém không, đo loãng xương ở bệnh viện nào, thì MEDLATEC có thể là một gợi ý dành cho bạn. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện được đầu tư các trang thiết bị y tế hàng đầu, chất lượng. Đặc biệt là các thiết bị máy chẩn đoán loãng xương và nguy cơ gãy xương đều là những loại máy chất lượng, được nhập khẩu từ các quốc gia có nền y học phát triển bậc nhất thế giới. Giá dịch vụ đo loãng xương của MEDLATEC cũng rất hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp của MEDLATEC đều là những chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh về xương khớp. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ của chúng tôi.
Nếu có ý định đo loãng xương ở Hà Nội, thì hãy đừng chần chừ khi lựa chọn MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!