Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu về dị tật mống mắt - Khuyết mống mắt có chữa được không?
- 06/11/2021 | Nguyên nhân trẻ bị mờ mắt là do đâu và cách chăm sóc mắt cho trẻ
- 05/11/2021 | Mắt bị mờ đột ngột - tưởng đơn giản nhưng không nên xem nhẹ!
- 08/11/2021 | Nhìn màn hình bị lóa là bệnh gì và cách bảo vệ mắt
1. Khuyết mống mắt là bệnh gì?
Mống mắt là một bộ phận có màu bao quanh bên ngoài đồng tử và nó đóng vai trò điều chỉnh kích thước của đồng tử, giúp đồng tử co giãn để điều hòa cường độ ánh sáng đi vào mắt.
Màu sắc đôi mắt của một người được thể hiện trên mống mắt. Nếu một người có đôi mắt nâu thì mống mắt chứa nhiều sắc tố melanin, và mống mắt sẽ ít sắc tố melanin hơn ở những người có màu mắt sáng như màu xanh dương.
Mống mắt là khu vực quyết định màu sắc của đôi mắt
Khuyết mống mắt bẩm sinh là do bị rối loạn di truyền khiến mống mắt không hoàn thiện (có thể là khuyết một phần hoặc hoàn toàn), kéo theo tình trạng các khu vực khác ở mắt như điểm vàng hoặc dây thần kinh thị giác không thể phát triển.
Những người mắc bệnh này cũng có khả năng bị thêm các bệnh lý về mắt khác và không phải ai bị khuyết mống mắt cũng có biểu hiện giống nhau. Có người thì không nhìn rõ một phần nhưng cũng có trường hợp thì mất hẳn thị lực.
2. Khuyết mống mắt ảnh hưởng như thế nào tới thị lực?
Thực tế cho thấy khi bị dị tật mống mắt bẩm sinh thì bệnh không chỉ ảnh hưởng tới mỗi mống mắt mà còn khiến cho các cấu trúc khác của mắt bị tác động ít nhiều, gây suy giảm thị lực. Dưới đây là một số nguy cơ bệnh nhân phải đối mặt khi bị khuyết mống mắt:
Sự phát triển của mống mắt:
Như ở trên đã phân tích, có trường hợp người bệnh khuyết mống mắt một phần nhỏ nhưng cũng có người bị khuyết toàn bộ. Khi đó một chút mô mắt ban đầu có thể còn sót lại. Để kiểm tra tình trạng này, bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi để quan sát.
Tăng nhãn áp:
Việc mô mống mắt ban đầu vẫn còn sót lại có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn góc mắt - đây là vùng mắt có nhiệm vụ hút nước mắt. Sự bất thường này sẽ làm xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp khiến cho bệnh nhân loạn thị lực, đau, dị ứng mắt, nhìn mờ.
Trở nên nhạy cảm với ánh sáng:
Vai trò chính của mống mắt là điều tiết lượng ánh sáng tiếp nhận vào mắt. Do đó những người khiếm khuyết mống mắt thường rất dễ nhạy cảm khi ánh sáng, muốn nhìn thẳng phải nheo mắt lại thì mới bớt khó chịu.
Bất thường ở thủy tinh thể:
Những bệnh nhân bị khuyết mống mắt thường có nguy cơ cao gặp các bất thường ở thủy tinh thể như thủy tinh thể lệch chỗ hoặc đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể là biến chứng nguy hiểm của tật khuyết mống mắt
Hiện tượng rung giật nhãn cầu:
Rung giật nhãn cầu cũng là một trong những hệ quả do khiếm khuyết mống mắt gây nên, đặc biệt là ở đối tượng trẻ sơ sinh. Tình trạng này có các biểu hiện điển hình đó là mắt cử động bất thường, di chuyển lên xuống hoặc từ bên này sang bên kia một cách nhanh chóng mà không thể tự kiểm soát được.
Gặp những vấn đề liên quan đến võng mạc:
Một người khi bị dị tật mống mắt thường gặp tình trạng hố mắt kém phát triển (giảm sản hố thị giác). Hố mắt thuộc cấu tạo của võng mạc giữ vai trò giúp chúng ta có khả năng nhìn mọi vật một cách rõ ràng.
Bên cạnh giảm sản hố thị giác, bệnh nhân khuyết mống mắt còn có nguy cơ bị giảm sản dây thần kinh thị giác. Đây là bộ phận có tác dụng truyền các tín hiệu thị giác thu được từ mắt về não.
Các vấn đề về giác mạc:
Khi bị khuyết mống mắt, người bệnh sẽ thiếu hụt một loại tế bào gốc phân bố ở vùng rìa giác mạc. Trong đó các tế bào này chịu trách nhiệm đảm bảo sức khỏe cũng như duy trì tính toàn vẹn của giác mạc.
Chính vì vậy, nếu thiếu đi các tế bào gốc này thì bề mặt giác mạc sẽ bị xâm lấn, bao phủ bởi kết mạc. Giác mạc sẽ khó có thể lành lại khi bị tổn thương bởi tác động ngoại lực (chấn thương, trầy xước,...). Hệ quả là ở giác mạc bệnh nhân sẽ có các mạch máu bất thường hoặc hình thành sẹo khiến thị lực bị suy giảm đáng kể.
3. Cơ hội điều trị - khuyết mống mắt có chữa được không?
Vì khuyết mống mắt gây ra nhiều ảnh hưởng theo các hướng khác nhau nên có rất nhiều cách để điều trị dị tật này, chẳng hạn như:
-
Đeo kính râm: đối với những người nhạy cảm với ánh sáng, sợ lóa mắt;
-
Cải thiện thẩm mỹ của mống mắt và thị lực bằng cách sử dụng kính áp tròng có màu. Cách này còn giúp giảm bớt cường độ của ánh sáng chói;
-
Duy trì sức khỏe của giác mạc bằng cách tra nước mắt nhân tạo giúp tăng độ ẩm và bôi trơn nhãn cầu;
-
Cấy mống mắt nhân tạo: ưu điểm của thủ thuật này là có tác dụng tăng tính thẩm mỹ và cải thiện thị lực cho mắt, bớt nhạy cảm với ánh sáng. Tuy nhiên mống mắt nhân tạo cũng gây ra một số biến chứng không mong muốn như: rò rỉ máu ở mắt, bong võng mạc, phù võng mạc trung tâm, tăng áp lực nội nhãn, thiết bị chuyển động trong mắt,...;
-
Những bệnh nhân khuyết mống mắt kèm đục thủy tinh thể cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh như bổ sung thêm vitamin A, C, E, chất xơ và các hoạt chất cần thiết khác để làm chậm lại quá trình đục thủy tinh thể. Ngoài ra cần tránh tiếp xúc với khói bụi, ánh sáng mặt trời, nếu phải ra ngoài cần đeo kính râm. Trong trường hợp bị nặng, người bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật;
-
Bệnh nhân khuyết mống mắt cũng cần được theo dõi và thường xuyên kiểm tra tình trạng tăng nhãn áp. bệnh lý này có thể được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc, ngoại khoa bằng phẫu thuật hoặc laser;
-
Nếu bị bệnh giác mạc nghiêm trọng, người bệnh có khả năng phải thực hiện phẫu thuật nâng cao như cấy ghép tế bào gốc để bù đắp số lượng tế bào gốc bị thiếu hụt.
Khuyết mống mắt có chữa được không? Câu trả lời là có và ngày nay có nhiều biện pháp giúp cải thiện căn bệnh này
Trên đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, giúp giải đáp thắc mắc bệnh khuyết mống mắt có chữa được không của rất nhiều bạn đọc. Dị tật mống mắt là nguyên nhân gây nên các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến mắt, gây suy giảm thị lực cho người bệnh. Vì vậy mỗi người nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường về mắt, bảo vệ tầm nhìn đúng cách.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng lắng nghe cơ thể bạn. Với đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, tâm huyết cùng trang thiết bị y tế hiện đại, bạn sẽ được giải đáp mọi băn khoăn về tình trạng sức khỏe mà bản thân đang gặp phải. Bạn hãy đặt lịch ngay với bác sĩ chuyên khoa qua tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!