Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu về vai trò của kỹ thuật nội soi bụng
- 21/03/2020 | Cẩm nang thông tin cần biết về nội soi ổ bụng
- 01/02/2020 | Nội soi ổ bụng như thế nào, mang ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh
1. Khái niệm và vai trò của kỹ thuật nội soi bụng
nội soi bụng hay còn gọi là nội soi ổ bụng, là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng trong quan sát và phát hiện các bệnh lý liên quan đến các cơ quan vùng bụng và vùng chậu. Đây là một kỹ thuật qua phẫu thuật ít xâm lấn, có thể kết hợp với một số phương pháp khác để điều trị các bệnh lý liên quan.
Kỹ thuật nội soi ổ bụng thường được sử dụng trong những trường hợp bệnh lý mà siêu âm hay chụp X - quang, cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ không thể chẩn đoán được, khi đó buộc phải quan sát trực tiếp. Chính vì thế, nội soi ổ bụng được chỉ định trong hỗ trợ chẩn đoán các tổn thương vùng bụng hoặc vùng chậu, hoặc trong thăm khám phụ khoa.
Nội soi ổ bụng được áp dụng trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau
Kỹ thuật nội soi bụng giúp quan sát trực tiếp các tạng bên trong ổ bụng nên có nhiều ưu điểm sau:
-
Phát hiện chính xác các tổn thương bên trong vùng bụng và vùng chậu.
-
Là phẫu thuật ít xâm lấn, không gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
-
Thực hiện nhanh trong vòng 30 - 40 phút.
-
Vết mổ phục hồi nhanh chóng và ít để lại sẹo. Sau khoảng 1 tuần nội soi là người bệnh đã có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
Với những điểm mạnh của mình, kỹ thuật nội soi ổ bụng ngày càng được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh.
2. Quá trình nội soi bụng diễn ra như thế nào?
Có thể tóm tắt quy trình nội soi ổ bụng qua những bước dưới đây:
- Bước 1: Gây mê bệnh nhân. Phần lớn các trường hợp thì bệnh nhân đều được gây mê toàn thân. Một số case chỉ gây mê dưới màng cứng như thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn trứng.
- Bước 2: Bác sĩ tạo một vết mổ nhỏ ngay dưới rốn bệnh nhân, thường thì vết mổ có đường kính không quá 1,5 inch. Sau đó bơm khí CO2 vào ổ bụng của bệnh nhân. Mục đích là để bụng phình to lên, dễ dàng đưa các dụng cụ khác, quan sát và xử trí các tổn thương nội quan bên trong.
- Bước 3: Đưa ống trocar vào ổ bụng thông qua vết mổ. Trên đầu ống nội soi có gắn camera và đèn để tạo hình ảnh các nội quan bên trong ổ bụng và hiển thị chúng lên màn hình máy tính. Dựa vào hình ảnh thu được bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng, mức độ tổn thương, vị trí tổn thương từ đó đưa ra phương án điều trị.
Nếu phát hiện thấy tổn thương có thể xử lý được, bác sĩ sẽ rạch thêm 1 lỗ khác để đưa các dụng cụ cần thiết vào bên trong bụng, phục vụ cho phẫu thuật giải quyết.
- Bước 5: Kết thúc nội soi, bác sĩ rút từ từ ống nội soi ra khỏi bụng bệnh nhân. Tiến hành khâu vết mổ.
Bác sĩ tạo một vết mổ nhỏ trên bụng bệnh nhân để tiến hành nội soi
3. Những điều cần lưu ý khi thực hiện nội soi bụng
Nội soi ổ bụng là một kỹ thuật khá an toàn. Tuy nhiên, cũng như những kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán khác, bạn cũng cần có những lưu ý khi thực hiện nội soi bụng.
Trước khi nội soi, bạn cần lưu ý:
-
Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi nội soi. Thông thường, nội soi bụng được khuyên nên thực hiện vào sáng sớm trước khi ăn, lúc này hệ tiêu hóa đang rỗng và các nội quan ở trạng thái sinh lý bình thường, sẽ dễ quan sát hơn.
-
Báo cho bác sĩ biết về tình trạng sử dụng thuốc và dị ứng thuốc của bản thân, đặc biệt là khi bạn bị dị ứng với một loại thuốc gây tê, gây mê nào đó.
-
Trao đổi và hỏi bác sĩ về những biến chứng và nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện nội soi. Phải chắc chắn rằng bạn tỉnh táo và đồng ý thực hiện nội soi ổ bụng.
Sau khi nội soi xong:
-
Với vết rạch nhỏ ở dưới rốn, bạn có thể sẽ thấy khó chịu và đau nhức vùng bụng.
-
Tác dụng của thuốc gây mê có thể vẫn còn, bạn nên chú ý trong đi lại và thời gian có thể ăn uống trở lại.
-
Các triệu chứng đau và khó chịu sẽ nhanh chóng mất đi sau vài ngày và vết thương sẽ phục hồi. Nếu các triệu chứng không khỏi mà còn nặng hơn, kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt cao, ớn lạnh,... thì bạn cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
4. Biến chứng và nguy cơ
Sau khi nội soi bụng, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: đau vùng bụng, chướng bụng, mệt mỏi,... các triệu chứng này sẽ sớm mất đi và cơ thể phục hồi về trạng thái bình thường. Thời gian hồi phục của mỗi người sẽ khác nhau, thường là 5 - 7 ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nội soi ổ bụng có thể gây ra một số biến chứng như:
-
Nhiễm trùng tại vết mổ do điều trị, vệ sinh không đúng cách.
-
Viêm thành bụng, có thể do nhiễm trùng trong quá trình nội soi hoặc do nhiễm trùng vết mổ.
-
Chảy máu xoang phúc mạc, có thể do các tổn thương, xây xát trong quá trình nội soi.
-
Cục máu đông xâm nhập vào các hệ thống mạch máu trong cơ thể, nguy hiểm nhất là ở mạch máu lớn ở các tạng hoặc mạch máu não gây nên tai biến ( nhưng đây là tai biến hiếm gặp)
Nên hỏi bác sỹ về biến chứng và nguy cơ khi nội soi ổ bụng
Có thể thấy, nội soi bụng là một kỹ thuật đã mang lại nhiều ứng dụng mới cho nền y học hiện đại. Cũng vì thế mà hiện nay đã có rất nhiều cơ sở y tế đã đưa vào áp dụng kỹ thuật này trong khám chữa bệnh. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác nhất, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn, phòng khám tư nhân uy tín để thực hiện. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc cần được tư vấn về sức khỏe, độc giả vui lòng liên hệ qua hotline của MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!