Các tin tức tại MEDlatec
Tình trạng tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) nguy hiểm như thế nào?
- 22/04/2021 | Tăng huyết áp vô căn - biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả
- 19/02/2021 | Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà
- 20/04/2021 | Chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp chuẩn khoa học
1. Khái niệm và nguyên nhân gây tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp)?
Tăng huyết áp hay tình trạng huyết áp cao là một dạng bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt xuất hiện nhiều ở những người trưởng thành và người cao tuổi. Mặc dù huyết áp của từng người lại có độ chênh lệch nhất định chứ không hoàn toàn giống nhau, thế nhưng theo WHO những trường hợp bị liệt vào danh sách bị huyết áp cao khi trong ít nhất 02 lần thăm khám liên tiếp, trị số trung bình qua ít nhất 02 lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Có thể chia tăng huyết áp thành 02 loại:
-
Tăng huyết áp tiên phát (trong đó khoảng 90 - 95% trường hợp không rõ nguyên nhân);
-
Tăng huyết áp thứ phát (biết nguyên nhân khoảng 5 - 10% trường hợp).
Cơn tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp tăng nhiều và cần phải được giảm nhanh trong vòng một giờ (đối với tăng huyết áp cấp cứu: huyết áp tâm trương ≥ 130mmHg và có tổn thương cơ quan đích cấp tính hoặc tiến triển), hoặc trong vòng 24 giờ (đối với tăng huyết áp khẩn cấp: huyết áp tâm trương ≥ 130mmHg và không có tổn thương cơ quan đích).
Có 1% số người tăng huyết áp bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) đi kèm tổn thương võng mạc. Tình trạng này thường gặp ở những người có tiền căn suy thận hoặc hẹp động mạch thận, người châu Phi, người trẻ tăng huyết áp,... Khi bị tăng huyết áp ác tính các cơ quan như não, thận, mắc, tim mạch sẽ bị ảnh hưởng do nhạy cảm với áp lực dòng máu.
Hầu hết những người đã có tiền sử bị tăng huyết áp thì đều có nguy cơ bị tăng huyết áp ác tính. Ngoài ra, những tác nhân khác có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) là:
-
Thường xuyên hút thuốc lá.
-
Đang trong thời kỳ thai sản, bị tiền sản giật.
-
Tủy sống bị tổn thương.
-
Bị rối loạn các chức năng thận hoặc bị suy thận.
-
Hẹp động mạch thận hoặc động mạch chủ.
-
Sử dụng các loại thuốc như amphetamines, cocaine, thuốc tránh thai,...
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp)
2. Tình trạng tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) nguy hiểm như thế nào?
Người bệnh bị tăng huyết áp cấp thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
-
Người bệnh sẽ có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có nôn mửa.
-
Bị đau nhức đầu dữ dội.
-
Khả năng nhìn bị hạn chế, thậm chí bị mờ mắt một lúc.
-
Tay chân, cơ mặt đều bị tê cứng.
-
Bị tiểu rắt, đôi lúc buồn tiểu nhưng không đi được.
-
Bị tức ngực, khó thở, cảm giác như có vật gì nặng đè nén lên người.
-
Không thể tập trung, căng thẳng đầu óc,...
Các triệu chứng trên có thể không phải là biểu hiện điển hình của tăng huyết áp ác tính nhưng chúng cũng có thể là những dấu hiệu của tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các vấn đề về thận. Khi gặp các triệu chứng kể trên, người bệnh cần kiểm tra huyết áp, nếu huyết áp tăng cao thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Bệnh nhân bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) nếu không được phát hiện sớm và được điều trị đúng cách thì có thể phải hứng chịu những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như:
-
Bị ảnh hưởng nặng đến tim mạch, phì đại thất trái, bị bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, phình động mạch chủ, suy tim hay thậm chí đột tử.
-
Thận bị ảnh hưởng nặng có thể dẫn tới suy thận.
-
Tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) gây ra nhiều tổn thương cho não bộ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, xuất huyết dưới màng nhện,...
-
Tình trạng này còn có thể là tác nhân góp phần gây ra bệnh đái tháo đường, giảm trí tuệ, các bệnh làm giảm thị lực,...
Mặc dù tình trạng tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) sẽ là mối nguy hiểm lớn cho những ai gặp phải, đặc biệt là những người đang có triệu chứng bị tăng huyết áp hoặc có tiền sử huyết áp cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thờ ơ với tình trạng huyết áp bị tăng nhẹ chỉ gây ra một vài triệu chứng khó chịu vì vậy thường bỏ qua mà không điều trị đều, nguy cơ đột ngột bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) là rất cao.
Tăng huyết áp ác tính có thể khiến người bệnh bị liệt 2 chân
3. Điều trị bệnh tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) như thế nào?
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng có nghi ngờ là do tăng huyết áp ác tính gây ra thì hãy lập tức liên hệ ngay tới các cơ sở y tế uy tín để xác định bệnh cũng như được điều trị kịp thời. Thông thường các bác sĩ sẽ khám về các triệu chứng lâm sàng của người bệnh trước như: Xác nhận tiền sử mắc bệnh huyết áp và các loại thuốc hoặc phương pháp bạn đã từng sử dụng để điều trị huyết áp cao, các triệu chứng bất thường đang xảy ra và đo huyết áp. Sau khi nhận được một số thông tin quan trọng từ bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm máu và các phương pháp khác nếu người bệnh có nguy cơ bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp).
-
Xét nghiệm máu để kiểm tra: thiếu máu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, chức năng gan, thận, tim,...;
-
Xét nghiệm nước tiểu;
-
Khám tiết niệu, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng;
-
Điện tâm đồ;
-
Khám mắt;
-
X-quang vùng ngực để kiểm tra tim, phổi;
-
Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CT Scanner sọ não để xác định não có bị tổn thương hay không (xuất huyết não, nhồi máu não,...).
Người bệnh có thể phải thực hiện chụp MRI khi có triệu chứng bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp)
Phương pháp điều trị tình trạng huyết áp cao ác tính hiện nay sẽ là cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kiểm soát đường tĩnh mạch bằng cách truyền thuốc trực tiếp để giúp thuốc phát huy tác dụng nhanh nhất. Sau quá trình kiểm huyết áp ổn định thì người bệnh có thể được chuyển về các phòng chăm sóc đặc biệt nhằm đảm bảo tính an toàn cho người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng nặng bất thường.
Ngay cả khi người bệnh được cho phép xuất viện và về nhà thì việc chăm sóc cũng cần được tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không để tình trạng dùng thuốc sai liều, quá liều vì nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc là rất cao. Người bệnh cũng nên phòng ngừa bệnh tình chuyển biến xấu bằng cách giữ lối sống lành mạnh, không thuốc lá hay các chất kích thích khác, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ,...
Quý bạn đọc nếu cần thêm các thông tin hữu ích về tình trạng tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh huyết áp thì hãy liên hệ với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!