Các tin tức tại MEDlatec
Tổng hợp các mốc khám thai kỳ quan trọng mẹ bầu không nên bỏ lỡ trong suốt hành trình mang thai
- 09/11/2022 | 8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu đừng bỏ lỡ
- 01/12/2023 | Các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng
- 01/11/2023 | Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai lần đầu cho chị em phụ nữ
Khám thai lần đầu (ngay sau khi chậm kinh, hoặc thử que thử thai lên 2 vạch)
Được kiểm tra khi mẹ bầu thấy chậm kinh, nên ở lần khám thai đầu tiên này, siêu âm thai để xác định vị trí thai, tuổi thai, loại trừ những trường hợp thai ngoài tử cung.
Thử thai lên 2 vạch, mẹ bầu nên siêu âm thai để xác định vị trí thai, tuổi thai
Nếu siêu âm chưa rõ túi thai thì cần làm xét nghiệm máu kiểm tra hormone Beta-hCG để kiểm tra có thai sớm.
Nồng độ Beta-hCG là một hormone do gai rau tiết ra giúp chẩn đoán có thai sớm, hormone do gai rau tiết ra tăng rất nhanh sau khi noãn được thụ tinh, ở giai đoạn thai sớm (về sau nó không tăng như vậy).
Lần khám thai thứ 2 (từ 7-8 tuần)
Siêu âm: Đánh giá sự phát triển của thai nhi gồm kiểm tra phôi thai, tim thai.
Đồng thời, trong lần kiểm tra này, bác sĩ kiểm tra các “chỉ số” sức khỏe để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé gồm:
- Kiểm tra cân nặng, chiều cao: Để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì của mẹ. Nếu có bất thường, bác sĩ hướng dẫn mẹ bầu cách kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
- Kiểm tra huyết áp: Xác định mẹ bầu có bị cao huyết áp hay không và có biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật.
- Xét nghiệm máu: Trong lần khám thai này, mẹ bầu được chỉ định làm những xét nghiệm máu sau gồm:
- Tổng phân tích máu, nhóm máu ABO- Rh: Đánh giá thiếu máu hay không, các dòng tế bào máu, sàng lọc bệnh gen tan máu bẩm sinh Thalassemia.
- Chức năng gan, thận, đường máu đói, chức năng tuyến giáp: Sàng lọc bệnh lý của mẹ có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.
- Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc mẹ - con: Viêm gan B/C, HIV, giang mai.
- Kiểm tra vi chất: Sắt, calci, vitamin D, acid folic.
- Các kháng thể kháng virus: Rubella, Toxoplasma, CMV… tùy trường hợp, đặc biệt những trường hợp có tiền sử thai lưu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Là xét nghiệm thường quy được chỉ định trong mỗi lần khám thai, phát hiện các bệnh lý về thận - tiết niệu, phát hiện nguy cơ tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ.
Sau đó, mẹ bầu được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, lối sống cũng như bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho thai kỳ.
Lần khám thai thứ 3 (từ tuần thứ 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày)
Siêu âm hình thái, khảo sát dị tật thai nhi (đo độ dày da gáy và một số chỉ số liên quan).
Trong lần kiểm tra thứ 3 này, mẹ bầu cần được kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, gồm:
- Tiếp tục kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm (máu, nước tiểu) và siêu âm.
- Siêu âm kiểm tra các bất thường của thai như thai vô sọ, thoát vị rốn, bàng quang lớn... Đặc biệt, đây là thời điểm “vàng” siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá xem thai nhi có nguy cơ bất thường NST như Down hay không.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh:
- Xét nghiệm Double test làm khi thai được 12-14 tuần: Đánh giá nguy cơ bất thường các cặp NST ở thai nhi bao gồm: hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Patau (Trisomy 13) và hội chứng Edwards (Trisomy 18), đặc biệt Trisomy 21 gây hội chứng Down.
- Xét nghiệm NIPT: Sàng lọc không xâm lấn hiện đại nhất, thực hiện sớm từ tuần thai thứ 10: đánh giá nguy cơ bất thường số lượng tất cả các cặp NST và một số vi mất đoạn NST.
NIPT là phương pháp sàng lọc không xâm lấn hiện đại nhất hiện nay
Xét nghiệm NIPT là một trong những phương pháp sàng lọc không xâm lấn hiện đại nhất, thực hiện sớm từ tuần thai thứ 10 để đánh giá nguy cơ bất thường số lượng tất cả các cặp NST và một số vi mất đoạn NST. Bộ Y tế khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai từ tuần thứ 10 có thể thực hiện xét nghiệm NIPT để sàng lọc dị tật thai nhi, đặc biệt đối với những mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao như bị sảy thai, thai lưu nhiều lần không rõ nguyên nhân, mang thai gặp các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi, rubella, cảm cúm, mang thai trên 35 tuổi, mẹ lớn tuổi, mẹ mang thai có tiền sử gia đình mang dị tật thai nhi...
NIPT: Sàng lọc không xâm lấn hiện đại nhất, thực hiện sớm từ tuần thai thứ 10: đánh giá nguy cơ bất thường số lượng tất cả các cặp NST và một số vi mất đoạn NST.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tầm soát nguy cơ có thể xảy ra như các bệnh lây qua đường tình dục, tiểu đường...
- Tầm soát tiền sản giật trong tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày để đánh giá nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, giúp bác sĩ có kế hoạch giám sát và can thiệp sớm, làm giảm mức độ nghiêm trọng mà bệnh mang lại cho mẹ và bé.
Lần khám thai thứ 4 (thai 16-18 tuần)
- Tiếp tục theo dõi cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu... để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
- Nếu mẹ bầu chưa làm xét nghiệm Double test, thì nên làm xét nghiệm Triple test.
- Nếu thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ.
Lần khám thai thứ 5 (thai 22-24 tuần)
- Tiếp tục kiểm tra cân nặng, đo huyết áp.
- Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi: Kiểm tra hình thái thai nhi, vị trí bánh nhau thai, nước ối, hay kiểm soát các bất thường (tim, chân tay, xương, thận...).
- Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá nguy cơ tiền sản giật thai kỳ.
- Tiêm vắc xin phòng uốn ván mũi đầu.
Lần khám thai thứ 6 (thai 26-28 tuần)
Xét nghiệm dung nạp đường huyết (sàng lọc đái tháo đường thai kỳ): Giúp kiểm soát tình trạng đái tháo đường thai kỳ, tránh gây hậu quả cho mẹ và bé, được chỉ định làm khi mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ type II, hoặc những trường hợp nghi ngờ/ có yếu tố nguy cơ mắc.
Lần khám thai thứ 7 (thai 30-32 tuần)
- Siêu âm thai 1 tuần 1 lần: Kiểm tra ngôi thai, rau, ối.
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
- Tiêm vắc xin uốn ván mũi thứ 2.
- Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: Bằng nghiệm pháp dung nạp glucose để kịp thời phát hiện đái tháo đường thai kỳ và can thiệp bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và có thể dùng thêm insulin.
Lần khám thai thứ 8 (thai 32-40 tuần)
- Siêu âm kiểm tra bánh rau, nước ối, dự đoán cân nặng.
- Khảo sát cơn co bằng Monitoring và tiên lượng sinh.
- Thực hiện Monitoring thường trong tháng cuối (hoặc khi có chỉ định của bác sĩ): Đánh giá tim thai, cơn co tử cung trong một số trường hợp thai nghén nguy cơ cao: thiểu ối, thai chậm phát triển trong tử cung, thai nhỏ hơn tuổi thai, thiểu ối, thai quá ngày sinh…
Siêu âm thai giúp đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Tuy nhiên, tùy theo mỗi lần khám thai, dựa vào tình trạng sức khỏe mẹ và thai nhi, mỗi lần khám thai, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết, phù hợp cũng như dặn dò thai phụ lần khám thai tiếp theo là khi nào.
Song song thực hiện những lưu ý trong thăm khám theo từng mốc kiểm tra thai kỳ nêu trên, để thai kỳ được khỏe mạnh toàn diện, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế uy tín thực hiện đầy đủ các mốc kiểm tra để theo dõi sát sự phát triển toàn diện của con ngay từ giai đoạn “mầm”.
Với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Hệ thống Y tế MEDLATEC tự hào là đơn vị có đầy đủ thế mạnh mang đến chất lượng uy tín về khám chữa bệnh đa chuyên khoa nói chung, trong đó có dịch vụ quản lý thai kỳ nói riêng được mẹ bầu trên khắp mọi miền đất nước tin tưởng, hài lòng lựa chọn.
Theo đó, tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, mẹ bầu an tâm được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa, Di truyền đầu ngành, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tư vấn, tiêu biểu như:
- PGS.TS Đặng Thị Minh Nguyệt - Nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Phụ sản, trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó trưởng khoa Phụ nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, chuyên gia Sản phụ khoa, Hệ thống Y tế MEDLATEC;
- BSCKI Dương Ngọc Vân - Chuyên khoa Sản phụ khoa
- ThS. BS Nguyễn Thị Hiền - Chuyên khoa Sản phụ khoa
- BS Nguyễn Thị Phượng - Chuyên khoa Sản phụ
- PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan – Chuyên khoa Di truyền, Giảng viên cao cấp Y sinh học - Di truyền. Nguyên phó trưởng Bộ môn Y Sinh học - Di truyền, Trường Đại học Y Hà Nội; Chuyên gia Di truyền, Hệ thống Y tế MEDLATEC;
- ThS.BSNT Nguyễn Bá Sơn - Chuyên khoa Di truyền;
- ThS.BS Nguyễn Mạnh Kiên - chuyên khoa Xét nghiệm Di truyền...
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn có thế mạnh sở hữu thế mạnh vượt trội về trang thiết bị hiện đại đồng bộ bảo đảm giải quyết tối đa nhu cầu thăm khám của người dân, bao gồm:
- Đáp ứng đầy đủ xét nghiệm:
- Xét nghiệm nhóm máu (ABO, Rh), công thức máu, đường máu;
- Xét nghiệm kiểm tra “dinh dưỡng” của mẹ và thai nhi (xét nghiệm calci máu, calci ion, sắt huyết thanh, Ferritin để xác định mẹ có thiếu sắt, calci), xét nghiệm đường máu...;
- Xét nghiệm nước tiểu, tổng phân tích nước tiểu.
- Xét nghiệm phát hiện các bệnh lây nhiễm: bệnh giang mai, rubella, CMV, HIV, viêm gan A, B, E...
- Xét nghiệm nội tiết gồm FSH, LH, E2, Prolactin, Progesterone, Testosterone, beta-hCG...
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh: Double Test, Triple Test, NIPT.
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm thai 3D-4D, siêu âm doppler.
Để tránh những phiền toái khi phải di chuyển, đi lại, mẹ bầu có thể lựa cọn thực hiện đầy đủ các xét này ngay tại nhà bằng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Hệ thống Y tế MEDLATEC phục vụ toàn quốc. Nhờ những tiện ích mang lại, dịch vụ này đã mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi cho hàng ngàn mẹ bầu trên toàn quốc.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xét nghiệm thai kỳ tại MEDLATEC, mẹ hãy gọi ngay tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ/ Tết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!