Các tin tức tại MEDlatec

Trào ngược dạ dày gây ho có đờm - Bệnh lý không nên chủ quan vì nguy hiểm

Ngày 26/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ho mạn tính. Nhưng thực tế, đa số các trường hợp bị trào ngược dạ dày gây ho có đờm đều khá chủ quan và không đi khám. Đây cũng là lý do khiến bệnh tiến triển và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

1. Tổng quan về trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là hội chứng đường tiêu hóa, do cơ thắt thực quản dưới suy yếu. Lúc này, dịch dạ dày sẽ có điều kiện để đi ngược lên thực quản. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như bị nóng rát ở ngực, ợ chua hoặc ợ nóng,...

2. Nguyên nhân gây ho khi trào ngược dạ dày

Ho là một trong những phản xạ tự nhiên để bảo vệ đường thở trước sự xâm nhập của các tác nhân lạ, trong đó có tác nhân là trào ngược dịch vị. Khi dịch dạ dày đi ngược lên trên sẽ kích thích những đám rối thần kinh ở thực quản và hầu họng. Từ đó, cơ thể sẽ tự động phản xạ ho. 

Nếu dạ dày gây ho có đờm không được điều trị kịp thời, thực quản và hầu họng thường xuyên tiếp xúc với acid dạ dày sẽ gây viêm mạn tính. Từ đó, khiến người bệnh có thể bị khàn tiếng, viêm họng hoặc amidan kéo dài. 

Trào ngược dạ dày gây ho có đờm, nếu không điều trị có thể chuyển thành bệnh mạn tính

3. Các triệu chứng nhận biết dạ dày gây ho có đờm

Ngoài những cơn ho kéo dài do chứng dạ dày gây nên, bệnh nhân còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác, đặc biệt là vào ban đêm, khi quá no, quá đói hoặc khi ăn nhiều thực phẩm chua cay, dầu mỡ. Nếu các triệu chứng diễn ra liên tiếp trong nhiều ngày và không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Những triệu chứng thường gặp gồm:

  • Đau tức ngực.
  • Ợ nóng hoặc ợ chua.
  • Khó nuốt.
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Có cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng.
  • Ho kéo dài.
  • Bị viêm thanh quản hoặc bị khàn giọng.
  • Có mùi hôi miệng.
  • Giấc ngủ có vấn đề,...

Bệnh nhân xuất hiện nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

4. Các biến chứng 

Trào ngược dạ dày gây ho có đờm lâu ngày không được chữa trị sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

  • Ho mạn tính: Sau thời gian dài không được điều trị, bệnh nhân sẽ chuyển biến thành ho mạn tính và ho ra máu. 
  • Bị viêm - loét thực quản: Bệnh nhân có thể bị kích ứng và viêm loét do việc tiếp xúc với dịch acid lâu ngày sẽ khiến lớp niêm mạc thực quản bị ăn mòn. Lúc này, bệnh nhân có thể bị đau ngực, cảm giác chán ăn, đau xương ức sau mỗi bữa ăn,...
  • Hẹp thực quản: Nếu lớp niêm mạc thực quản tiếp xúc thường xuyên với dịch vị acid dạ dày sẽ gây nên tình trạng trợt loét khiến bệnh nhân khó nuốt, cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng và thường xuyên đau tức ngực. 
  • Gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như: viêm họng, bị viêm xoang mũi, hen suyễn, viêm phổi,... 
  • Tiền ung thư thực quản (barrett thực quản): Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Acid dạ dày bị trào ngược lên sẽ khiến các tế bào biểu mô thực quản bị biến đổi. Những tế bào này sẽ dần dày hơn và chuyển sang màu đỏ. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản. 
  • Ung thư thực quản: Biến chứng khá hiếm gặp và có liên quan với ung thư thực quản, người lớn tuổi có rủi ro mắc cao hơn.

Bệnh tiến triển nhưng không được điều trị sẽ khiến sức khỏe gặp nhiều vấn đề

5. Các biện pháp chẩn đoán 

Để chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho có đờm, ngoài việc tìm hiểu về tiền sử bệnh lý, các biểu hiện lâm sàng, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết:

  • Nội soi tai mũi họng. 
  • Nội soi dạ dày.

6. Điều trị chứng trào ngược dạ dày 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

6.1. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn

Để quá trình chữa trị hiệu quả, trước hết, bệnh nhân cần phải thay đổi thói quen sống và phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ gây trào ngược dạ dày như:

  • Chia các bữa ăn chính trong ngày thành 4 - 6 bữa, người bệnh nên tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ.
  • Không nên ăn nhiều các món ăn và đồ uống kích thích acid dạ dày như thực phẩm cay nóng, đồ chua, cafein, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas,...
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn.
  • Khi đi ngủ nên nằm với tư thế gối cao đầu, nên nằm nghiêng bên trái.
  • Nên duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Không hút thuốc lá, rượu bia.
  • Không sử dụng thắt lưng hoặc trang phục quá chật, bó sát ở xung quanh eo.
  • Lên lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ quá trình điều trị thuận lợi hơn

6.2. Sử dụng thuốc

Những trường hợp bệnh nhân bị ho nhiều, ho dai dẳng thì ngoài việc thay đổi thói quen sống, bạn cũng cần sử dụng thêm nhiều loại thuốc điều trị như:

  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton để làm giảm acid dạ dày.
  • Thuốc giúp trung hòa acid để làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
  • Thuốc kháng Histamin cũng có công dụng chính là làm giảm acid dạ dày, đồng thời cải thiện tình trạng trào ngược của acid.

Nhìn chung, trào ngược dạ dày gây ho có đờm là tình trạng cần được chú ý. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ lên phác đồ điều trị kịp thời. Trong các địa chỉ y tế uy tín hiện nay, Quý khách có thể lựa chọn chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ bác sĩ giỏi và cơ sở vật chất hiện đại. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.