Tin tức

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: Khi nào cần đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn?

Ngày 13/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày khiến nỗi lo nhân đôi. Có nhiều phương pháp an toàn để điều trị trào ngược dạ dày cho mẹ bầu, tuy nhiên, các mẹ cũng cần lắng nghe cơ thể để tìm gặp bác sĩ khi cần thiết, giúp bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi.

1. Bầu bị trào ngược dạ dày là tình trạng như thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng dịch dạ dày, bao gồm acid trào ngược lên thực quản và đôi khi là họng, khiến cho bạn có cảm giác nóng rát, chua  miệng. Các triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Ợ hơi, cảm giác nóng rát ở vùng ngực
  • Ợ chua hoặc cảm giác chua trong miệng.
  • Đầy bụng, muốn nôn.
  • Nuốt không trôi, cảm giác thức ăn ứ lại

Trào ngược dạ dày">dạ dày khi mang thai cũng có thể gây ra những triệu chứng này, đôi khi làm tình trạng khó chịu thêm trầm trọng.


Trào ngược dạ dày ở mẹ bầu làm nỗi lo nhân đôi

2. Tại sao trào ngược dạ dày lại xảy ra với mẹ bầu?

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày trong thai kỳ có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu là sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi.

  • Thay đổi nội tiết tố

Trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể phụ nữ sản sinh ra một lượng lớn hormone progesterone (hormone sinh dục nữ). Hormone này có tác dụng làm giãn các cơ trơn trong cơ thể, bao gồm cơ vòng thực quản dưới, giúp thức ăn và dịch dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản. Khi cơ vòng thực quản dưới suy yếu, acid dạ dày sẽ trào ngược, gây triệu chứng như ợ nóng.

  • Dạ dày bị thay đổi vị trí

Mỗi ngày, thai nhi một lớn lên, tử cung của mẹ cũng mở rộng và đẩy lên, tạo áp lực với dạ dày. Điều này làm tăng khả năng dịch dạ dày bị đẩy lên thực quản, đặc biệt là khi mẹ bầu nằm xuống hoặc sau khi ăn.

  • Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt

Mặc dù các yếu tố nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi là nguyên nhân chính, chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng có thể làm tình trạng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Việc ăn các thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ hoặc thức uống có chứa caffeine có thể kích thích sự tiết acid trong dạ dày và làm tăng triệu chứng.

  • Stress và căng thẳng

 Tâm lý của mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Stress và lo âu có thể kích thích sản xuất acid dạ dày, làm tăng khả năng trào ngược.

Trào ngược dạ dày ở mẹ bầu chủ yếu do thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi

Trào ngược dạ dày ở mẹ bầu chủ yếu do thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi

3. Triệu chứng bầu bị trào ngược dạ dày 

Khi mang thai, triệu chứng trào ngược dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, khi thai nhi phát triển và gây áp lực lên dạ dày, hình thành các triệu chứng: 

  • Ợ nóng: Cảm nhận sự nóng rát ở vùng ngực hoặc cổ họng, thường xuyên xuất hiện sau khi ăn hoặc khi nằm.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Cảm giác no lâu, chướng bụng, sau khi ăn.
  • Buồn nôn: Mặc dù buồn nôn thường gặp trong ba tháng đầu, nhưng trào ngược dạ dày cũng có thể gây buồn nôn ngay cả khi thai nhi đã lớn.
  • Cảm giác có chất lỏng trong cổ họng: acid trào ngược lên thực quản có thể khiến mẹ bầu cảm thấy có chất lỏng, chua hoặc đắng trong miệng.
  • Khó nuốt: Cảm giác vướng khi nuốt thức ăn hoặc khó nuốt do acid dạ dày tác động lên thực quản.

4. Cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai 

Việc điều trị trào ngược dạ dày cho mẹ bầu cần phải chú ý đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm thiểu triệu chứng trào ngược dạ dày trong thai kỳ:

4.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Chia bữa ăn nhỏ: Chia bữa ăn thành 5-6 bữa để tránh tạo áp lực lên dạ dày.
  • Tránh thực phẩm kích thích acid: Các loại thực phẩm như thực phẩm cay, chua, đồ ăn chứa nhiều gia vị, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chocolate, cà phê, và nước có gas… có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược. Mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm này.
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa: Các loại thực phẩm như gạo, cháo, khoai tây, rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn và giảm nguy cơ trào ngược.
  • Tránh ăn trước khi ngủ: Mẹ bầu nên tránh ăn ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ để giảm khả năng trào ngược dạ dày vào ban đêm.

4.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Nằm ở tư thế cao đầu: Khi đi ngủ, mẹ bầu có thể dùng gối để nâng cao đầu và vai, giúp giảm tình trạng trào ngược. Nằm nghiêng bên trái cũng làm giảm triệu chứng trào ngược.
  • Ăn xong không nằm ngay: Vì khi nằm, acid dạ dày thuận tiện trào ngược tới thực quản.
  • Giảm stress: Các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc hít thở sâu sẽ giúp giảm mức độ căng thẳng, từ đó giảm tình trạng trào ngược.

4.3. Sử dụng trào ngược dạ dày an toàn cho mẹ bầu 

Trong trường hợp triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng và không thể kiểm soát bằng các biện pháp tự nhiên, mẹ bầu có thể cần sử dụng thuốc. Việc dùng thuốc trong thời gian này phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Tham khảo một số loại thuốc bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc antacid: Là thuốc giúp trung hòa acid trong dạ dày. Các loại thuốc này thường an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thuốc H2 blockers hoặc thuốc ức chế bơm proton PPI (proton pump inhibitors): Những loại thuốc này giúp giảm lượng acid dạ dày, nhưng chỉ nên sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Sử dụng biện pháp tự nhiên: 
  • Nhai gừng tươi: Giúp dịu dạ dày và hạn chế cơn buồn nôn.
  • Nước muối loãng: Uống một cốc nước muối loãng có thể giúp giảm acid trong dạ dày.
  • Trà thảo mộc dịu nhẹ: Một số loại trà thảo mộc như trà bạc hà hoặc trà cam thảo có thể giúp làm dịu các triệu chứng này.

Điều trị trào ngược dạ dày cho mẹ bầu cần phải chú ý đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi

Điều trị trào ngược dạ dày cho mẹ bầu cần phải chú ý đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi

5. Khi nào bầu bị trào ngược dạ dày cần đi khám bác sĩ ?

Mặc dù mẹ bầu bị trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến, nhưng nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng, kéo dài hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mẹ bầu nên tìm sự tư vấn của bác sĩ.

 Các dấu hiệu cần đến bác sĩ bao gồm:

  • Tình trạng trào ngược kéo dài, không cải thiện dù đã thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt.
  • Đau ngực dữ dội, có cảm giác tắc nghẽn hoặc khó thở.
  • Triệu chứng trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng đến việc ăn uống hoặc ngủ nghỉ.

Mẹ bầu có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày này thông qua việc thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt, sử dụng thuốc an toàn hoặc áp dụng các biện pháp tự nhiên. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Với định hướng phát triển đa dạng dịch vụ tại Chuyên khoa tiêu hoá, Hệ thống Y tế MEDLATEC hội tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm nên quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh chuẩn xác, mang lại hiệu quả tốt. Cùng với đội ngũ điều dưỡng và kỹ thuật viên có trình độ, kinh nghiệm với phong cách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp MEDLATEC sẽ là địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy của người dân.

Gọi ngay hotline 1900 56 56 56 để được đội ngũ y tế MEDLATEC tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám, điều trị bệnh đường tiêu hóa nhanh chóng, hiệu quả.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ