Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?
- 15/06/2020 | Những điều cha mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
- 12/06/2020 | Hướng dẫn mẹ cách trị cảm lạnh cho trẻ nhỏ và những điều cần lưu ý
- 26/05/2020 | Thiếu men G6PD ở trẻ nhỏ, xin đừng chủ quan
1. Trẻ bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không
Ở những tuần đầu đời, da của trẻ chưa ổn định và có nhiều thay đổi. Nổi mẩn đỏ là một trong những tổn thương trên da và là hiện tượng thường gặp. Nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn nhưng nguyên nhân chủ yếu thường là do da của trẻ mỏng nên dễ bị kích động bởi các tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như vệ sinh kém, do nóng sốt, dị ứng thời tiết hay dị ứng thực phẩm.
Khi bé bị kê, bị chàm sữa hoặc mụn nhọt, rôm sảy, hăm tã, sởi hay sốt phát ban thì cũng có hiện tượng nổi mẩn đỏ. Cụ thể như sau:
Bé bị mẩn đỏ do mụn sữa, kê sữa, nang kê: Trên mặt bé có những mụn trắng sữa li ti, bé thường lấy tay sờ lên mặt và gãi liên tục.
Bé bị mẩn đỏ do mụn nhọt: Tình trạng trẻ bị mẩn đỏ do mụn nhọt thường gặp vào mùa hè và mọc nhiều ở đầu, chân, tay và lưng của trẻ, có thể kèm theo hiện tượng sốt nhẹ. Những nốt mụn này có thể mọc riêng lẻ hoặc đôi khi mọc thành từng đám, mảng, có mủ trắng hoặc đỏ tùy theo thời gian, giai đoạn.
Bé mẩn đỏ do chàm sữa: Một số trẻ có hiện tượng chàm sữa. Chính là hiện tượng vùng da 2 má có những mảng ban hồng cùng với những mụn nước liti. Lâu ngày những mụn này sẽ vỡ ra khiến trẻ bị ngứa rất khó chịu.
Trẻ bị mẩn đỏ do hăm tã: Nếu cha mẹ không biết cách vệ sinh cho con thì hiện tượng hăm tã sẽ rất thường gặp kèm theo tình trạng trẻ bị mẩn đỏ ở vùng bẹn, háng, cổ, cánh tay và những vùng da có nếp gấp.
Cha mẹ có thể thấy những nốt mẩn đỏ nằm ở khắp cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, thường gặp nhất là ở vùng da mặt, da cổ, da chân tay, lưng, mông. Những nốt mụn này khiến trẻ vô cùng khó chịu, bứt rứt. Nếu lâu ngày không được cải thiện trẻ sẽ mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc.
Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng nổi mẩn đỏ thông thường không kèm theo cách triệu chứng khác như sốt hay nôn trớ,... thì không đáng lo ngại. Những nốt mẩn đỏ sẽ không kéo dài quá lâu và biến mất sau khoảng một vài tuần mà không cần phải điều trị.
Bố mẹ không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan, mẹ nên quan sát, theo dõi con để biết được nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ và có cách xử lý kịp thời, chính xác.
Mẹ cũng cần lưu ý rằng, hiện tượng mẩn đỏ cũng là một lời cảnh báo rằng sức đề kháng của trẻ đang bị giảm sút. Vì thế, bố mẹ cũng nên cảnh giác cao độ, nếu thấy trẻ xuất hiện thêm những triệu chứng đáng lo ngại như sốt, li bì, bỏ bú thì mẹ nên ngay lập tức đưa con đến các cơ sở y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cho con.
2. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ
Rất nhiều bà mẹ do không hiểu về tình trạng của trẻ nên đã lo lắng thái quá và chăm sóc con chưa đúng cách. Thậm chí, nhiều mẹ còn không dám đụng vào con vì sợ những nốt mụn sẽ lan rộng và vỡ ra. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo những bệnh về da ở trẻ, bố mẹ không nên kiêng khem quá mức, việc vệ sinh cho bé đúng cách cũng góp phần giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn.
2.1. Những điều không nên làm khi trẻ bị nổi mẩn đỏ
Không tắm hoặc lau rửa cho bé quá kỹ. Da của bé rất mỏng nếu lau rửa quá kỹ, da của bé rất dễ bị kích ứng.
Mẹ tuyệt đối không được nặn hay làm vỡ mụn ở vùng da bị mẩn đỏ. Vì khi những nốt mụn vỡ ra, bé có thể bị nhiễm trùng.
Không thoa lên da bé các loại kem không rõ nguồn gốc.
Không dùng các loại sữa tắm có chất tạo bọt, tẩy rửa vì những chất này tiếp xúc với da bé sẽ khiến da của bé đỏ và ngứa nặng hơn.
2.2. Những điều mẹ nên làm khi trẻ bị nổi mẩn đỏ
Khi trẻ có hiện tượng nổi mẩn đỏ, mẹ nên loại bỏ nhức tác nhân kích ứng và nên chú ý thực hiện những điều sau để làn da của bé nhanh chóng được cải thiện:
-
Giữ vệ sinh cơ thể cho bé bằng cách tắm hoặc lau người cho bé.
-
Mẹ cần vệ sinh cơ thể và miệng của trẻ sạch sẽ sau khi cho trẻ ăn và bú.
-
Không nên để trẻ ở một không gian quá nóng bức, ngột ngạt hoặc quá ẩm ướt.
-
Mẹ cần quan sát bé để bé không cào, gãi lên vùng da bị mẩn đỏ, tránh làm da trầy xước, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào da.
-
Mẹ nên chọn những loại quần áo được làm từ chất liệu thoáng mát, mềm mại và có thể thấm hút tốt giúp trẻ thoải mái khi mặc và tránh việc quần áo cọ vào những nốt mụn gây đau và khó chịu.
-
Nên dùng những loại sữa tắm nhẹ nhàng, không có tính tẩy rửa quá mạnh.
-
Nên bổ sung cho trẻ nhiều nước, sữa và các loại thức uống có tính mát giúp bé tăng cường sức đề kháng.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu về hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ trên da cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được giải đáp.
Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y tế vô cùng tin cậy dành cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Bệnh viện được trang bị các loại máy móc tân tiến và là nơi quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm dày dặn, giàu tình yêu trẻ trơ và luôn tận tâm hết sức vì các bệnh nhi. Vì thế, bố mẹ sẽ hoàn toàn thoải mái và yên tâm khi lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!