Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ nguyên nhân thường do đâu?
- 28/09/2021 | Giảm ra mồ hôi chân tay bằng các cách đơn giản tại nhà
- 28/06/2021 | Viêm tuyến mồ hôi mủ - triệu chứng nhận diện và biến chứng cần chú ý
- 20/08/2021 | Giải đáp thắc mắc: Điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi?
1. Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ do đâu?
Cơ thể con người có cơ chế đổ mồ hôi thông qua các lỗ chân lông để làm mát cơ thể cũng như thải bỏ một phần các chất dư thừa. Hoạt động của tuyến mồ hôi ở mỗi người cũng có sự khác biệt nên có người đổ mồ hôi nhiều, người đổ mồ hôi ít và vị trí đổ mồ hôi nhiều cũng không giống nhau. Tuy nhiên, đồ mồ hôi đầu sinh lý là khi có tác động từ yếu tố khách quan như: mặc quá nhiều quần áo, thời tiết nóng, phòng bí bách,...
Nhiều trẻ bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ khiến cha mẹ lo lắng
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng vậy, đổ mồ hôi đầu là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang tự điều chỉnh thân nhiệt để hoạt động tốt nhất. Hầu hết trường hợp là không đáng lo ngại, dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều hơn.
1.1. Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn toàn
Hệ thần kinh của con người là một hệ thống phức tạp, đến bây giờ vẫn có nhiều điều bí ẩn của bộ não và thần kinh mà các nhà khoa học chưa thể lý giải. Trong đó có những dây thần kinh thực hiện truyền tín hiệu về môi trường và kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Hệ thần kinh nhận tín hiệu môi trường và kiểm soát nhiệt độ ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện
Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, hệ thống thần kinh chưa phát triển hoàn toàn nên dây thần kinh này có thể chưa hoàn thiện, vì thế việc tự điều chỉnh thân nhiệt cũng chưa tốt giống như ở người lớn. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi đầu nhiều hơn và thất thường.
1.2. Do phân bố của tuyến mồ hôi
Nếu như ở người trưởng thành, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ ở vùng nách thì ở trẻ lại ngược lại, tuyến mồ hôi ở vùng đầu mới là hoạt động nhanh nhạy nhất. Vì thế cơ thể trẻ cũng nhạy cảm hơn với nhiệt độ hay sự lưu thông không khí trong môi trường, cũng do đó nên dễ đổ mồ hôi đầu hơn do cơ thể nhận tín hiệu cần điều hòa nhiệt độ vùng này.
1.3. Do điều kiện nhiệt độ và không khí trong phòng
Nếu trẻ ngủ và chơi trong không gian phòng nóng bức, bí bách, thiếu gió thì trẻ dễ đổ mồ hôi hơn. Hơn nữa, nhiều mẹ có thói quen cho trẻ mặc đồ ấm, kín, đội mũ ấm cả khi thời tiết không lạnh càng khiến trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều hơn. Hơn nữa, thói quen này còn khiến trẻ bị mọc mụn và gặp các vấn đề về da.
1.4. Do trẻ nhận nhiệt từ mẹ khi bú
Trẻ khi bú mẹ thường có thân nhiệt cao hơn do được nhận một phần nhiệt từ cơ thể mẹ, nhất là khi mẹ cho bé bú ở một tư thế trong thời gian dài. Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ đổ nhiều mồ hôi đầu trong và sau khi bú.
Đổ mồ hôi đầu khi ngủ có thể do trùm khăn, mũ quá kín
2. Khi nào trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều là dấu hiệu cần theo dõi?
Mặc dù phần lớn trường hợp trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều là bình thường nhưng cha mẹ cũng cần chú ý các dấu hiệu sức khỏe khác đi kèm để đề phòng một số trường hợp như:
2.1. Đổ mồ hôi đầu nhiều do gặp vấn đề tim mạch
Nếu trẻ không chỉ đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ mà khi thức, tham gia các hoạt động đơn giản hàng ngày trong thời tiết không quá nóng bức thì có thể trẻ đang gặp vấn đề tim mạch. Do dị tật bẩm sinh hoặc nguyên nhân nào đó khiến tim phải hoạt động gắng sức để bơm máu khắp cơ thể thì trẻ sẽ bị chảy mồ hôi đầu nhiều.
2.2. Do tăng tiết tuyến mồ hôi
Trẻ chảy mồ hôi nhiều cả khi ở trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, ổn định thì có thể đây là tình trạng tăng tiết tuyến mồ hôi. Hầu hết trường hợp bệnh sẽ tự hết hoặc giảm dần khi trẻ trưởng thành song cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách tự kiểm soát, giảm mồ hôi và vệ sinh cơ thể thường xuyên tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.
2.3. Do hội chứng ngưng thở khi ngủ
Khi bé ngủ, cha mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng khác bên cạnh chứng đổ mồ hôi đầu. Đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng, nếu gặp tình trạng da xanh, thở khò khè, khó thở,... khi ngủ thì rất có thể do hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Cẩn thận đổ mồ hôi đầu do chứng ngưng thở khi ngủ
Các trường hợp do bệnh lý trên cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đó bác sĩ cũng sẽ tư vấn biện pháp kiểm soát hoặc điều trị thích hợp.
3. Cách khắc phục chứng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở trẻ
Với những trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu và cơ thể khi ngủ do yếu tố sinh lý và các nguyên nhân khách quan, có thể khắc phục bằng các biện pháp sau:
3.1. Tăng cường bổ sung Vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp phát triển hệ xương khớp cũng như hệ thống thần kinh của trẻ. Nguồn Vitamin D tốt và tự nhiên nhất với trẻ là hấp thu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng từ 10 - 30 phút buổi sáng mỗi ngày.
3.2. Để cơ thể trẻ mát mẻ thoải mái khi ngủ
Khi trẻ đi ngủ, không nên mặc quá nhiều quần áo vì sẽ khiến trẻ dễ đổ mồ hôi hơn, nhất là khi thời tiết ấm áp. Hãy cho trẻ mặc đồ ngủ hoặc áo lót nhẹ thoải mái, sử dụng chăn giữ ấm nếu thời tiết lạnh.
3.3. Dùng khăn và quần áo thấm mồ hôi tốt
Khi trẻ bị đổ nhiều mồ hôi khi ngủ, để tránh gây khó chịu thì nên dùng khăn mềm thấm mồ hôi vùng đầu, cổ cùng với quần áo cotton thấm hút mồ hôi tốt. Nếu để mồ hôi chảy nhiều, cơ thể có thể bị nhiễm lạnh dẫn đến mắc bệnh.
3.4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Hãy cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng với nhiều loại rau củ quả, uống nhiều nước, cân bằng dinh dưỡng để làm mát cơ thể, điều hòa thân nhiệt tốt và từ đó chứng đổ mồ hôi nhiều khi ngủ cũng được kiểm soát tốt hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả để điều hòa thân nhiệt tốt hơn
Như vậy, trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ là hiện tượng khá phổ biến song cha mẹ cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm. Nếu đây là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm tránh gặp phải những biến chứng sức khỏe đáng lo. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!