Các tin tức tại MEDlatec

Tụy có chức năng gì? U tụy có nguy hiểm không?

Ngày 04/04/2023
U tụy là một căn bệnh hiếm gặp, nhưng hiện nay bệnh đã ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết sau cung cấp những thông tin trả lời câu hỏi: “u tụy có nguy hiểm không” và những triệu chứng của bệnh.

1. Chức năng của tuyến tụy là gì? U tụy có nguy hiểm không?

Tuyến tụy là nằm phía sau dạ dày và hai loại tế bào thực hiện hai chức năng khác nhau:

  • Các tế bào ngoại tiết sản xuất một số enzym và dịch tiêu hóa đóng vai trò chính trong quá trình tiêu hóa thức ăn, các chất này đi vào ruột thông qua các ống dẫn tụy.

  • Tế bào nội tiết của tuyến tụy đảm nhận chức năng sản xuất hormone hoạt động "từ xa". Có một loại tế bào nội tiết cho mỗi loại hormone tuyến tụy (insulin, glucagon,...).

Vậy u tụy có nguy hiểm không? Khối u tụy thường nguy hiểm bởi vì hầu hết các khối u ở tuyến tụy là ác tính và phát triển thành ung thư. Trong 90% trường hợp, đây là ung thư biểu mô tuyến, nghĩa là khối u phát triển từ các tế bào ngoại tiết đã trở nên bất thường. Chúng nằm trên đầu tụy, một phần của cơ quan gần ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Khối u có thể giới hạn ở tuyến tụy hoặc lan sang các mô lân cận.

Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 55 tuổi

Ung thư tuyến tụy được xếp hạng là bệnh ung thư phổ biến thứ 12 và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 7 trên toàn thế giới (Globocan, 2020).

2. Các yếu tố rủi ro đã được chứng minh gây u tụy

4 yếu tố rủi ro chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh u tụy là: thuốc lá, béo phì, yếu tố di truyền và bệnh tiểu đường.

Thuốc lá

Thuốc lá đã được công nhận là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư tuyến tụy trong 20 đến 30% trường hợp. Nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng lên khi tiêu thụ thuốc lá: 2% nếu hút một điếu thuốc mỗi ngày và 62% nếu hút 20 điếu thuốc mỗi ngày.

Thuốc lá có thể gây ung thư tụy

Thừa cân hoặc béo phì

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy. Thừa cân và béo phì được xác định về mặt y tế bằng Chỉ số khối cơ thể (BMI). Các nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng béo phì và ung thư tuyến tụy có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ, chỉ số BMI trên 35 là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tụy ở cả nam và nữ.

Khuynh hướng di truyền

Một số yếu tố di truyền đã được xác định là nguyên nhân có thể gây ung thư tuyến tụy bao gồm viêm tụy di truyền và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

Bệnh tiểu đường

Đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn (53% đối với nam giới, 25% đối với phụ nữ).

Bệnh tiểu đường loại 2 là một yếu tố nguy cơ chính đối với một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng bệnh nhân đái tháo đường loại 2 có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao gấp 1,8 lần. Tại thời điểm chẩn đoán ung thư tuyến tụy, bệnh tiểu đường có ở 40 - 60% bệnh nhân.

Các yếu tố rủi ro khác có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy như rượu bia, chế độ ăn nhiều thịt đỏ và sự phơi nhiễm nghề nghiệp chẳng hạn như dung môi, kim loại (niken hoặc crom), hoặc thuốc trừ sâu clo hữu cơ,...

3. Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy

Thông thường, ung thư tuyến tụy phát triển mà không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Và khi những biểu hiện đầu tiên xuất hiện, khối u thường đã phát triển.

Các dấu hiệu nhận biết đầu tiên là: chán ăn và sút cân nặng dần. Tiếp theo là vàng da do khối u chèn ép ống mật, nơi thường dẫn mật từ gan xuống ruột. Mật sau đó chảy ngược vào máu: khiến mắt và da bị vàng, nước tiểu sẫm màu và phân đổi màu, đôi khi gây ngứa da. Khối u có thể gây đau dữ dội bên cạnh dạ dày, có thể lan đến xương sườn hoặc xuống lưng đến cột sống.

Bệnh gây đau dữ dội bên cạnh dạ dày

Các triệu chứng khác ít gặp hơn cũng có thể xuất hiện như bùng phát viêm tụy, viêm tĩnh mạch, nôn mửa, tiêu chảy mạn tính...

Sự hiện diện của các triệu chứng này khác nhau tùy thuộc vào vị trí chính xác của khối u. Ví dụ, khi nằm ở thân hoặc đuôi tụy, xa ống mật chủ thì không gây vàng da.

4. Chẩn đoán và hướng điều trị bệnh

Sau khi thực hiện kiểm tra lâm sàng, siêu âm bụng được chỉ định. Quá trình kiểm tra này không đau, bao gồm việc quan sát tuyến tụy – hình dáng bên ngoài và bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bằng cách sử dụng đầu dò siêu âm. Trong trường hợp khối u được phát hiện hoặc nếu hình ảnh thu được không đủ, thì cần chụp CT.

Chụp CT tại MEDLATEC

Chụp CT (hoặc chụp cắt lớp vi tính) là một kiểm tra quan trọng, cho phép hình dung chính xác hơn tuyến tụy cũng như các cơ quan bao quanh. Các hình ảnh thu được cung cấp phương tiện để xác nhận sự hiện diện của khối u và nếu cần, chỉ định vị trí, kích thước của khối u tụy.

Điều trị ung thư phải luôn được điều chỉnh, phù hợp với bệnh nhân tùy theo độ tuổi, tiền sử bệnh lý và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như đặc điểm của khối u: vị trí, kích thước,... Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất có khả năng chữa khỏi u tụy, tuy nhiên, giải pháp này chỉ có thể thực hiện khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Còn đối với tất cả các trường hợp khác, hóa trị liệu, hoặc kết hợp với xạ trị, là những phương án được đề xuất đối với bệnh nhân mắc u tụy ác tính.

Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp câu hỏi “U tụy có nguy hiểm không?”. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sức khỏe liên quan đến u tụy nêu trên, hãy đến các Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm liên quan và đưa ra hướng điều trị thích hợp với tình hình sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bạn có thể gọi đến số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc, hoặc đặt lịch khám nhanh chóng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.