Các tin tức tại MEDlatec
Tủy răng chết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tủy răng chết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tủy răng chết xảy ra khi phần tủy bên trong bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Phần tủy răng đã chết sẽ mất chức năng và gây ra tình trạng đau nhức dữ dội. Khi đó, bệnh nhân cần được điều trị nha khoa để ngăn cản tình trạng tiến triển, lây lan sang vùng lân cận và chấm dứt những cơn đau.
1. Răng chết tủy là gì?
Tủy răng là nơi gắn kết các mạch máu và dây thần kinh đồng thời có chức năng cảm nhận, dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng, duy trì sức khỏe răng. Răng chết tủy là tình trạng tủy răng bị tổn thương dẫn đến những vấn đề bệnh lý như viêm tủy, nhiễm trùng. Răng bị chết tủy hoàn toàn sẽ mất cảm giác và không có bất kỳ phản ứng nào khi bị các tác nhân bên ngoài kích thích.
Nếu chết tủy, răng sẽ không còn phản ứng với những tác động bên ngoài
2. Dấu hiệu nhận biết răng chết tủy
Khi phần tủy răng bị hư tổn sẽ dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội và nặng hơn về đêm. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn mà biểu hiện của người bệnh sẽ có sự khác nhau.
Giai đoạn viêm tủy có hồi phục
Ở giai đoạn này, tủy răng bị tổn thương dẫn đến những cơn đau nhức và ê buốt, tình trạng thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Khi người bệnh ăn các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh, cơn đau sẽ bùng phát và kéo dài.
Những trường hợp này nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm thì tủy răng có thể hồi phục lại như trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều không có biểu hiện rõ ràng ban đầu khiến việc nhận biết và phát hiện sớm gặp khó khăn. Những trường hợp bệnh tiến triển phức tạp, việc điều trị khó khăn hơn và nguy cơ cao tủy chết hoàn toàn không thể cải thiện lại được.
Viêm tủy răng cấp tính
Ở giai đoạn nặng, các dấu hiệu của bệnh khá rõ ràng, mức độ ngày càng tăng theo thời gian như:
● Răng bị viêm đau nhức âm ỉ và cơn đau lan sang những vùng xung quanh.
● Cơn đau ngày càng tiến triển, xuất hiện tình trạng đau nhức dữ dội và dải dẳng kéo dài, có thể lan đến nửa đầu.
● Phần lợi sưng đỏ, chân răng có mủ, khoang miệng và hơi thở có mùi hôi khó chịu.
● Khi có tác động từ bên ngoài, răng có cảm giác ê buốt.
Tùy từng giai đoạn mà dấu hiệu khi răng chết tủy sẽ khác nhau
Giai đoạn hoại tử tủy răng
Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất nhưng người bệnh không còn những cơn đau bởi vì tủy chết, chức năng cảm giác sẽ mất nên không còn bất kỳ phản ứng nào. Tuy nhiên, dịch tủy bị hoại tử và sẽ chảy ra ngoài theo các lỗ ở chóp răng dẫn đến mũi hôi, khó chịu. Dịch tủy sẽ mang theo vi khuẩn và gây viêm nhiễm các vị trí khác quanh răng. Tình trạng có thể dẫn đến viêm xương hoặc thậm chí làm tiêu xương và mất răng.
3. Nguyên nhân răng chết tủy
Tủy răng chết có thể do những nguyên nhân sau:
Sâu răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất xảy ra do vấn đề vệ sinh kém, lớp men răng bị phá hủy bởi các acid từ mảng bám. Lúc này, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và dẫn đến sâu răng. Khi lớp men răng bị phá hủy, vi khuẩn sẽ di chuyển đến ngà và tủy răng. Tình trạng nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến hư hỏng và tủy răng chết, hoại tử.
Tác động vật lý
Tủy răng chết còn có thể do tai nạn, chấn thương hoặc thường xuyên ăn đồ cứng dẫn đến nứt nẻ, gãy, vỡ răng. Khi đó, các mạch máu bị tổn thương, tủy răng không được cung cấp đầy đủ dưỡng dẫn chết tủy.
Bệnh lý khoang miệng
Những người bị các bệnh lý như viêm nha chu, nhiễm trùng nướu, viêm chân răng, áp xe răng,… nếu không được được trị kịp thời sẽ kế phát viêm tủy và gây chết tủy răng.
Răng bị viêm nha chu nếu không điều trị có thể dẫn đến chết tủy răng
4. Răng bị chết tủy có nguy hiểm không?
Tình trạng tủy răng chết gây ra nhiều vấn đề răng miệng khác như sưng nướu, răng nhạy cảm hơn với các hoạt động như nhai, nghiến, răng đổi màu chuyển sang vàng, nâu hoặc đen, miệng hôi,…
Ngoài ra, răng chết tủy nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng viêm lan rộng sang những khu vực lân cận, nguy cơ dẫn đến biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, tiêu xương, viêm hạch, mất răng,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?
Thời gian tồn tại của răng sau khi chết tủy ở mỗi người sẽ khác nhau tùy vào cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Những răng bị chết tủy, trong năm đầu vẫn có thể sử dụng tạm thời. Tuy nhiên, các mô răng sẽ dần bị sừng hóa theo thời gian. Phương pháp điều trị những trường hợp tủy răng chết phổ biến và truyền thống là nhổ bỏ răng. Tuy nhiên, hiện
Thời gian tồn tại của răng có thể dao động từ 10 - 15 năm nhưng không còn thực hiện được chức năng nhai. Ngoài ra, răng nếu không được bịt kín hoặc bọc sứ có thể hình thành một lỗ lớn, thức ăn và các mảng bám bị vướng bên trong gây ra bệnh lý. Khi đó, thời gian tồn tại của răng sẽ giảm.
Trong trường hợp điều trị lấy tủy răng điều trị bệnh lý thì thời gian tồn tại của răng có thể lên đến 15 - 20 năm. Tuy nhiên, răng bị loại bỏ tủy hoàn toàn sẽ không còn được nuôi dưỡng dẫn đến các cấu trúc răng suy yếu, dễ sứt mẻ nên độ bền chắc sẽ giảm dần theo thời gian.
6. Cách điều trị răng chết tủy
nay, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp răng quá yếu, lung lây không còn khả năng hồi phục. Những trường hợp răng vẫn còn có khả năng bảo tồn, bác sĩ sẽ ưu tiên những phương pháp loại bỏ phần mô tủy bị chết sau đó trám bít ống tủy và phục hình răng.
Những trường hợp lấy tủy răng và trám răng, bác sĩ vẫn khuyến cáo bệnh nhân bọc sứ để gia tăng tuổi thọ cho răng. Đối với những trường hợp bắt buộc nhổ răng thì bệnh nhân nên trông lại để tránh bị tiêu xương hàm và đảm bảo chức năng nhai.
Can thiệp điều trị sớm tình trạng răng bị chết tủy để đảm bảo sức khỏe
Tủy răng chết có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được can thiệp điều trị đúng cách. Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện đau răng bất thường, bạn có thể đến các cơ sở thuộc Hệ thống Nha khoa MedDental – MEDLATEC để được thăm khám, chẩn đoán và lên phương án điều trị phù hợp.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của MedDental: 1900 4000 66 để được tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!