Các tin tức tại MEDlatec
Tuyến giáp có tác dụng gì, bệnh lý thường gặp và triệu chứng đi kèm
- 28/07/2020 | Viêm tuyến giáp mạn tính: Cách nhận biết và phương pháp điều trị
- 28/07/2020 | U tuyến giáp có lây không, phòng tránh như thế nào?
- 28/07/2020 | Cẩm nang y khoa về bệnh u tuyến giáp ác tính
1. Tuyến giáp có tác dụng gì và cơ chế hoạt động
Tuyến giáp là cơ quan nằm ở phía trước cổ, hình con bướm, giáp với khí quản đóng vai trò sản sinh ra hormon tuyến giáp giúp kiểm soát sự trao đổi chất và điều chỉnh các chức năng cơ thể quan trọng: chu kỳ kinh nguyệt, thở, mức cholesterol,…
Cơ chế hoạt động của tuyến giáp
Tuyến giáp sử dụng iod từ thực phẩm bạn ăn vào để tạo ra 2 loại hormone chính đó là Triiodothyronine (T3) và Thyroxin (T4) và được điều hòa bởi TSH của tuyến yên. T3 và T4 được tuyến giáp truyền vào trong máu nên nó có vai trò điều chỉnh hoạt động của các tế bào. Ví dụ, khi nồng độ T3 và T4 thấp, nhịp tim của bạn sẽ chậm hơn, có thể bị táo bón,… khi nồng độ T3 và T4 cao, bạn có thể bị tiêu chảy, sụt cân,…
Tuyến giáp có tác dụng gì và ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
MEDLATEC sẽ giải thích rõ cho bạn về điều này. Tác dụng của tuyến giáp gồm:
-
Điều tiết lượng Canxi, photpho trong máu.
-
Cải thiện quá trình hoạt động tuyến sinh dục, tuyến sữa.
-
Kích thích, tăng nhịp tim và lưu lượng máu chảy qua tim.
-
Tăng cường hoạt động não bộ, và hệ thần kinh.
-
Cải thiện quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh chức năng của tuyến giáp, tuyến cận giáp cũng đóng vai trò không nhỏ trong hệ thống nội tiết điều chỉnh canxi trong cơ thể. Các tuyến cận giáp nằm phía sau tuyến giáp tiết ra tyrocanxitonincos giúp tăng sự hấp thu canxi từ ống tiêu hóa vào máu và từ máu vào xương, giúp ổn định canxi huyết.
Mô tả tuyến giáp ở vùng cổ
2. Những dấu hiệu khi mắc bệnh tuyến giáp
Ngoài việc tìm hiểu tuyến giáp có tác dụng gì, bạn cũng cần nắm được những dấu hiệu bệnh lý tuyến giáp dưới đây để thăm khám kịp thời, sớm có phương pháp điều trị phù hợp.
Bị sưng cổ, bướu cổ
Các bệnh về tuyến giáp sẽ luôn đi kèm với biểu hiện rõ ràng nhất là sưng ở cổ hay bướu cổ. Chỗ sưng cũng có thể là hậu quả của bệnh ung thư tuyến giáp, hạch hay những nhân hình thành bên trong tuyến giáp.
Bệnh về tuyến giáp luôn đi kèm biểu hiện sưng ở cổ, bướu cổ
Tóc và da suy yếu
Khi bị mắc bệnh về tuyến giáp, tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy, da khô, bong tróc do lượng hormone mất cân bằng, những dấu hiệu này đều xảy ra ở cường giáp và suy giáp.
Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ vô sinh
Do nồng độ hormone thay đổi ảnh hưởng đến kinh nguyệt, dẫn đến sự thay đổi về chu kỳ kinh. Nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao có thể là dấu hiệu của suy giáp, kỳ kinh ngắn hơn, tần suất thấp có thể là dấu hiệu của cường giáp.
Giảm ham muốn
Nếu bệnh tuyến giáp phát triển lâu dài, lượng hormone thay đổi sẽ dẫn đến việc mất cân bằng estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn và vô sinh.
Lượng cholesterol thay đổi
Máu của người bị bệnh tuyến giáp thường có tỷ lệ cholesterol thay đổi thất thường. Nếu không điều trị hoặc sử dụng các loại thuốc liên quan nhưng nồng độ cholesterol vẫn cao có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.
Gặp vấn đề đối với đường ruột
Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể bao gồm cả hệ tiêu hóa. Nếu bị suy giáp người bệnh sẽ dễ bị táo bón, đối với cường giáp người bệnh thường bị tiêu chảy và đau bụng.
Huyết áp thay đổi thất thường
Hormone từ tuyến giáp có tác dụng kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến huyết áp và gây ra tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực.
Mệt mỏi, lo âu, trầm cảm
Khi bị mắc bệnh về tuyến giáp, việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến lượng Serotonin - một loại hormone có tác dụng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Do đó sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, chán nản, khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Thay đổi cân nặng
Sự ảnh hưởng của tuyến giáp đến hệ tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng giảm cân hoặc tăng cân bất thường. Khi bị cường giáp, các hormone sản sinh liên tục gây ra cảm giác thèm ăn, nhưng dù ăn bao nhiêu vẫn bị giảm cân. Suy giáp sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn nhưng dù không ăn vẫn tăng cân.
3. Những bệnh lý về tuyến giáp
Suy giáp
Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả dần, không thể tiết đủ hormone Thyroxine.
Có 3 nguyên nhân chính gây ra suy giáp: teo tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến nhất, viêm giáp tự miễn Hashimoto do cơ chế phá hủy tự miễn dịch, thứ phát do điều trị cường giáp. Nguyên nhân ít gặp hơn là việc thiếu Iod trong chế độ ăn hằng ngày, suy giáp bẩm sinh,...
Biểu hiện của suy giáp rất giống với các bệnh lý khác như buồn ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, khàn tiếng, phụ nữ bị chảy máu bất thường ở âm đạo, da khô, mắt và mặt bị phù nhẹ,... Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể có các biểu hiện như chán ăn, tinh thần và thể lực suy kiệt, rụng tóc nhiều, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, hôn mê đột ngột,...
Suy giáp là bệnh tuyến giáp khá phổ biến
Cường giáp
Cường giáp là tình trạng xảy ra do sản xuất quá mức hormone tuyến giáp. Nguyên nhân của bệnh cường giáp phần lớn là kết quả của bệnh Basedow, bệnh nhân mắc bệnh Basedow có tuyến giáp phình to (bướu cổ) và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt). Nguyên nhân khác bệnh bướu giáp thể đa nhân, viêm giáp, u tuyến độc, ăn quá nhiều Iod,... U tuyến yên là nguyên nhân ít hơn của bệnh cường giáp.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp có thể khác nhau tùy vào từng người, bao gồm: khó chịu, run tay chân, khó ngủ, nhịp tim nhanh bất thường, không chịu được nóng, tiêu chảy, giảm cân,...
Cường giáp là bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra biến chứng về tim mạch, cơn bão giáp, lồi mắt ác tính.
Bệnh nhân bị lồi mắt - một biểu hiện của bệnh cường giáp
Ung thư tuyến giáp
Đây là căn bệnh ác tính chiếm khoảng 1% các loại ung thư, tiến triển âm thầm, giai đoạn ủ bệnh kéo dài với những biểu hiện như: u tuyến giáp nổi lên, có hạch nổi lên xung quanh vùng cổ, ăn nhiều vẫn sụt cân, tay chân run rẩy yếu đuối, hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở, phụ nữ thấy kinh ra ít,...
Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp được xác định gồm: hệ miễn dịch bị rối loạn, di truyền, thay đổi hormone, nhiễm chất phóng xạ,...
Bướu lành tuyến giáp
Là loại bệnh thường gặp nhất của tuyến giáp, phát triển âm thầm và không có dấu hiệu rõ ràng, không gây trở ngại đến đời sống sinh hoạt bệnh nhân nên rất khó phát hiện. Bướu lành tuyến giáp cũng có thể phát triển thành u ác tính nếu có dấu hiệu độc tính nên cần theo dõi thường xuyên.
Đối với việc điều trị bướu giáp nhân, u tuyến giáp lành tính có nhân độc có thể gây nhiễm độc tuyến giáp, MEDLATEC là đơn vị tiên phong trong việc đưa vào ứng dụng công nghệ đốt sóng cao tần RFA với nhiều ưu điểm vượt trội.
Nguyên tắc của phương pháp RFA là dùng nhiệt của dòng điện tần số cao để hủy khối bướu mà không cần phải phẫu thuật. Ưu điểm là tính an toàn, thẩm mỹ, không gây biến chứng và rút ngắn thời gian nằm viện. Ngoài ra, công nghệ RFA còn được ứng dụng để điều trị u gan hoặc u phổi,...
Minh họa phương pháp đốt sóng cao tần RFA chữa bệnh tuyến giáp
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thăm khám sức khỏe toàn dân một cách tốt nhất với hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ Y - Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Nếu còn thắc mắc tuyến giáp có tác dụng gì hay mọi vấn đề liên quan, quý khách có thể gọi điện đến hotline 1900565656 để được giải đáp. Ngoài ra, hãy duy trì cho mình những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thường xuyên đi khám định kỳ để điều chỉnh kịp thời những vấn đề của cơ thể nhé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!