Các tin tức tại MEDlatec

U tiết glucagon là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 11/01/2022
Glucagon được biết đến là một loại hormone trong cơ thể được sản xuất bởi tuyến tụy có vai trò phối hợp với insulin để kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên, u tiết glucagon lại khiến cho lượng hormone này tăng cao vượt mức cho phép. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tới tính mạng.

1. U tiết glucagon là gì?

Đây là một khối u hiếm gặp xuất hiện trong tuyến tụy và có tên gọi khác là glucagonoma. Nhắc đến glucagon chắc chắn phải nhắc đến sự phối hợp chặt chẽ của chúng với insulin để hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu.

Insulin có khả năng hạ thấp lượng đường trong máu ở mức ổn định còn glucagon thì ngược lại, chúng là một loại hormone giúp cho lượng đường tăng lên trong trường hợp bị giảm xuống quá mức.

U tiết glucagon thường là khối u ác tính trong tuyến tụy

Cụ thể như sau, khi nhận thấy nồng độ đường huyết trong cơ thể giảm xuống, tuyến tụy sẽ có chức năng tiết ra glucagon. Sau đó, chúng sẽ trải qua quá trình chuyển hóa ở gan và cuối cùng tạo thành glucose phóng thích vào máu. Lúc này, lượng đường trong máu sẽ trở lại mức ổn định.

Sự xuất hiện của khối u glucagonoma sẽ khiến cho hormone glucagon phải sản xuất một lượng lớn, tiềm ẩn nhiều triệu chứng nguy hiểm thậm chí ngay cả tính mạng cũng sẽ bị đe dọa một cách nghiêm trọng.

2. Khối u này bắt nguồn từ đâu?

Cho đến ngày hôm nay, nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện khối u này vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, đây là bệnh lý có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Điều đó có nghĩa là nếu gia đình bạn có người mắc phải chứng đa u tuyến nội tiết tuýp 1 thì rất có thể, bạn cũng sẽ gặp phải u tiết glucagon.

Ngoài ra, kể cả người thân trong gia đình bạn không có tiền sử mắc phải hội chứng MEN1 thì bạn vẫn có nguy cơ xuất hiện glucagonoma trong tuyến tụy. Nguy hiểm hơn nữa, những khối u lành thường là u ác tính, không ngoại lệ khả năng lan rộng sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Trong đó, gan có thể là cơ quan đầu tiên bị can thiệp.

Rõ ràng có thể nhận thấy ngay những nguy hiểm mà bệnh lý này để lại cho sức khỏe thậm chí là tính mạng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bất cứ một khối u ác tính nào cũng trở thành nỗi khiếp sợ và u tiết glucagon cũng vậy!

3. Dấu hiệu nhận biết

Đây là khối u làm tăng bài tiết glucagon khiến cho sức khỏe phải chịu “sức ép” nặng nề. Khi hormone này sản xuất vượt mức đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu không được kiểm soát và dự trữ trong tế bào nữa, thay vào đó là tồn tại trong máu.

Mất ngủ thường xuyên là một trong những dấu hiệu của bệnh lý này

Do đó, những triệu chứng của bệnh lý này không chỉ tương ứng với bệnh tiểu đường mà còn xuất hiện nhiều dấu hiệu nguy hiểm khác. Trong đó phải kể đến:

  • Nồng độ đường trong máu luôn ở mức cao và không được kiểm soát đúng cách.

  • Luôn có cảm giác đói bụng và khát nước nhiều hơn bình thường.

  • Thường xuyên bị tiêu chảy.

  • Ngủ không ngon giấc, thường đi tiểu vào giữa đêm.

  • Phát ban, viêm da xảy ra ở mặt, bụng, bàn chân, mông gây cảm giác sần sùi, ngứa ngáy kèm theo mủ.

  • Cân nặng giảm nhanh một các đột ngột.

4. Chẩn đoán điều trị

Việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh và chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà thôi là chưa đủ. Bởi lẽ, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, khối u rất dễ lan rộng sang các mô khác gây nguy hiểm cho tính mạng.

Khi đến bệnh viện, ban đầu, bạn sẽ được chẩn đoán khối u bằng một số xét nghiệm máu. Bên cạnh nồng độ glucagon thì các dấu hiệu khác như đường huyết cao, chromogranin A cao và thiếu máu cũng là dấu hiệu cho thấy, bạn đang mắc u tiết glucagon.

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời

Sau đó, để quan sát xem có khối u nào xuất hiện bên trọng tuyến tụy hay không, bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT ổ bụng. Điều đáng nói là có đến 2/3 trường hợp khối u ác tính và dễ dàng tiến triển thành tế bào ung thư. Thông thường, khi phát hiện có khối u bất thường trong tuyến tụy thì chúng đã bắt đầu lan sang gan và có đường kính rơi vào khoảng 4 - 6cm.

5. Phương pháp điều trị

Sau khi chẩn đoán, tùy vào kích thước của khối u cũng như mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhằm loại bỏ tế bào khối u cũng như những ảnh hưởng của việc hormone glucagon được sản sinh quá mức trong cơ thể.

Sử dụng thuốc

Đây là phương pháp tốt nhất để ổn định tình trạng hormone glucagon dư thừa. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ, không được phép tự ý uống thuốc mà chưa có chỉ định.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để hạn chế sự phát triển của khối u

Ngoài ra, để phục hồi thể trạng một cách tốt hơn, bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên và xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.

Tiến hành phẫu thuật

Khi sức khỏe ở mức ổn định, bác sĩ sẽ ngăn cản sự lan rộng của u tiết glucagon bằng cách phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, khi khối u vẫn còn nằm trong giới hạn của tuyến tụy thì cơ hội phẫu thuật thành công sẽ cao hơn rất nhiều.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u để tránh lan rộng sang cơ quan khác

U tiết glucagon là khối u hiếm gặp nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí có thể tước đi tính mạng của người bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, việc lựa chọn cho mình một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín là việc mà bạn nên làm để an tâm giao sức khỏe của mình vào đó.

Thấu hiểu điều này, Khoa Nội Tiết - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn nỗ lực hoàn thiện mình để mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho bệnh nhân với sứ mệnh nâng niu sức khỏe người Việt. Vì vậy, nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.