Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư gan: dấu hiệu, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
- 11/10/2024 | Xét nghiệm viêm gan B và ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh
- 15/10/2024 | Xét nghiệm kháng thể viêm gan B bao nhiêu tiền? Đối tượng cần thực hiện
- 15/10/2024 | Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B: mục đích, ý nghĩa, cách đọc kết quả
1. Ung thư gan là bệnh gì?
Ung thư gan xảy ra khi các tế bào gan bị đột biến dẫn đến tăng sinh không kiểm soát, gây nên những khối u trong cơ quan này.
Ung thư gan được chia thành 2 loại, trong đó ung thư gan nguyên phát chiếm tỷ lệ lớn, bao gồm ung thư tế bào gan, ung thư tế bào gan xơ dẹt, ung thư tế bào đường mật, ung thư hỗn hợp, u mạch máu, u nguyên bào gan, u cơ trơn và u cơ vân. Loại còn lại là ung thư gan thứ phát (xuất phát do di căn từ cơ quan khác lây sang gan). Các tế bào ung thư từ dạ dày, ruột non, đạt tràng, tụy, đường mật, vú, phổi… đều có thể di căn tới gan.
Ung thư gan là một căn bệnh ác tính với khả năng tiến triển nhanh
2. Nguyên nhân
Sau đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh ung thư gan:
- Xơ gan: đây là tác nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư gan. Các bệnh nhân sử dụng nhiều rượu bia, nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C, nhiễm sắt có khả năng cao mắc xơ gan hơn.
- Dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, nhất là những người lạm dụng trong những trường hợp khẩn cấp. U tuyến được tạo ra trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai rất dễ phát triển thành ung thư gan ác tính.
- Lạc, đỗ bị mốc sản sinh ra Aflatoxin rất độc hại. Nếu bạn sử dụng những thực phẩm bị nấm mốc thì khả năng mắc ung thư gan sẽ tăng cao.
3. Triệu chứng
Dưới đây là một số biểu hiện đáng chú ý của bệnh nhân khi mắc ung thư gan:
Sụt cân
Người mắc ung thư gan ban đầu chỉ cảm thấy mệt mỏi thoáng qua, nhưng sau đó lại thường xuyên thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, sợ mỡ, đau tức vùng hạ sườn phải, vàng da, tiểu vàng, sụt cân,...
Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa
Khi bệnh trở nặng, các khối u chèn ép lên gan và các cơ quan vùng hạ sườn, bệnh nhân có thể đau bụng, thậm chí khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân ung thư gan cảm thấy khó chịu ở bụng, chướng bụng, buồn nôn do bệnh nhân không thể tiêu hóa được thức ăn, thường xuyên đau ở hạ sườn, đau bụng và tức ngực.
Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi và đau tức ở bụng
Chướng bụng
Nhiều trường hợp mắc bệnh về gan thường bị ứ đọng dịch trong màng bụng, thậm chí có nhiều bệnh nhân khó thở, rối loạn hệ tiêu hóa và cần hỗ trợ thực dưỡng.
Tắc mật
Bệnh nhân bắt đầu vàng da, nước tiểu đậm màu, da ngứa ngáy bất thường, sốt cao, vã mồ hôi do tắc mật. Tình trạng này xảy ra do ứ đọng bilirubin và tắc nghẽn đường mật.
Xuất huyết tiêu hóa
Khi bệnh trở nặng, người mắc ung thư gan thường đi ngoài phân đen, nôn ra máu, bụng đau âm ỉ không khỏi, uống thuốc nhưng không thể cắt được cơn đau.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Nhiều người bệnh khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, không thể tập trung vào công việc, tâm trạng thay đổi thất thường, lú lẫn, không thể ghi nhớ. Sau một thời gian, bệnh nhân có thể hôn mê và choáng váng.
4. Biện pháp chẩn đoán và điều trị ung thư gan
Sau đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh:
- Thăm khám lâm sàng để thăm dò hồ sơ bệnh án, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.
- Sau đó, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu nhằm đánh giá chức năng của gan, thận, tình trạng đông máu, và một số chỉ số khác như tổng phân tích tế bào máu, AFP.
- Bên cạnh xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng, chụp X-quang vùng ngực, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI gan, ngực và bụng.
Sau khi có kết quả chẩn đoán ung thư gan, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Xạ trị: xạ trị giúp giảm nhẹ các triệu chứng do khối u gây ra.
- Hóa trị toàn thân và điều trị đích nhằm ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và di căn tới các tổ chức khác trong cơ thể.
- Nhiều trường hợp cần phải được ghép gan.
- Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối được điều trị giảm đau, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch trở nên tốt hơn.
- Điều trị biến chứng của xơ gan để ngăn ngừa bệnh lý gan-thận, não-gan.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư
5. Cách phòng tránh bệnh ung thư gan
Để phòng ngừa ung thư gan, bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Hạn chế sử dụng chất kích thích và thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản. Tăng cường chất xơ, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa. Thiết lập chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
- Tập thể dục thể thao để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, không để cơ thể thừa cân, béo phì.
- Thăm khám thường xuyên để đánh giá chức năng gan, đảm bảo gan khỏe mạnh, không gặp các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm và sử dụng đồ ăn bị mốc.
Như vậy, trên đây là một số lưu ý về bệnh ung thư gan bạn cần biết để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời. Tiên lượng sống của người bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và điều trị. Vậy nên việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng như chủ động tầm soát bệnh là vô cùng quan trọng trong việc đẩy lùi ung thư.
Để có kết quả nhanh chóng và chính xác, bạn nên chọn cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại, được nhiều khách hàng đánh giá cao. Trong đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn và gia đình khám và theo dõi sức khỏe. Tại đây, các bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám cho khách hàng. Cùng với đó là trang thiết bị máy móc hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính, máy siêu âm, máy chụp cộng hưởng từ và Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ) sẽ đưa ra kết quả thăm khám, kiểm tra chính xác, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.
Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể
Quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch thăm khám tại cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC gần nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!