Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư hạ họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- 07/06/2022 | Những thông tin bạn cần biết về tình trạng áp xe thành sau họng
- 20/06/2022 | Chụp cắt lớp vi tính tai mũi họng để làm gì?
- 17/06/2022 | Ung thư vòm họng kiêng ăn gì để hỗ trợ cho quá trình điều trị?
1. Thế nào là ung thư hạ họng?
Ung thư hạ họng là tình trạng khối u ác tính xuất hiện ở vùng hạ họng (mà tiêu biểu là xoang lê) rồi lan nhanh vào thanh quản (lúc này, được gọi là ung thư hạ họng - thanh quản).
Đây là loại ung thư đứng thứ 3 về độ phổ biến (sau vòm họng và mũi xoang) trong các bệnh ung thư vùng Tai - Mũi - Họng, song các triệu chứng của bệnh lại thường khó phát hiện. Khoảng 85% người mắc là nam giới với độ tuổi thường gặp là từ 45 đến 65.
Ung thư hạ họng là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nam giới
Các giai đoạn của bệnh gồm:
-
Giai đoạn thứ nhất: khối u phát triển tại một vùng hạ họng và chưa lan ra khu vực xung quanh. Lúc này chu vi của nó khoảng dưới 2cm.
-
Giai đoạn thứ hai: Khối u lớn lên và xâm lấn vào những vùng khác của hạ họng hoặc lan ra các khu vực xung quanh.
-
Giai đoạn thứ ba: Khối u lớn dần và ảnh hưởng đến dây thanh đới hoặc thực quản. Ở cổ bệnh nhân có thể xuất hiện hạch.
-
Giai đoạn thứ tư: Khối u xâm lấn sang các vị trí khác và di căn.
2. Dấu hiệu ung thư hạ họng
Bệnh có một số dấu hiệu phổ biến như:
-
Khó nuốt và nuốt bị vướng: Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Lúc đầu, khi nuốt, người bệnh sẽ thấy bị vướng giống như ở họng mắc dị vật. Hiện tượng này ngày càng tăng dẫn đến nuốt nghẹn hoặc nuốt tắc.
-
Đau khi nuốt, cơn đau ngày càng kéo dài và trở nên nặng nề, đau có thể lan đến tai.
-
Vùng cổ bị nổi hạch, hạch ngày càng to, cứng và cố định một chỗ.
-
Ứ đọng nước bọt ở vùng xoang lê, cùng với đó là những vết loét xuất hiện.
-
Bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, khối u xâm lấn vào dây thần kinh, thanh quản khiến cho bệnh nhân bị khó thở, khàn tiếng, ăn uống khó khăn và nhanh sụt cân.
Nổi hạch cứng ở cổ là một trong những dấu hiệu của bệnh
3. Những nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh
Bệnh có thường xuất hiện và diễn tiến nhanh chóng trong một số trường hợp như:
-
Những người hút thuốc lá nhiều, đặc biệt là nghiện thuốc lá: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số năm hút thuốc lá càng cao thì tỷ lệ mắc cũng cao.
-
Nghiện rượu: việc uống rượu nhiều sẽ gây ra kích thích ở niêm mạc họng, thanh quản. Khi họng, thanh quản bị viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến ung thư.
-
Những trường hợp vừa nghiện rượu, vừa nghiện thuốc lá sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
-
Vệ sinh răng miệng kém: khiến cho vi khuẩn hội sinh phát triển mạnh mẽ gây ra viêm nhiễm ở vùng miệng, họng và thanh quản.
-
Nhiễm virus HPV: đây là loại virus gây ra nguy cơ ung thư vòm mũi họng, trong đó có cả ung thư hạ họng.
-
Môi trường bị ô nhiễm: việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là a-mi-ăng và bụi gỗ sẽ khiến nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao. Bởi vậy đây cũng được coi là bệnh nghề nghiệp của những người hoạt động trong các lĩnh vực này.
-
Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ khác như: kích thích họng mạn tính do trào ngược dạ dày thực quản hoặc có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp.
Những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh cao
4. Phòng ngừa bệnh
Đây là một loại bệnh lý không lây nhiễm và có thể phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bằng cách:
-
Bỏ rượu và thuốc lá bởi đây được xem là nguy cơ chính gây bệnh.
-
Tăng cường các biện pháp giáo dục việc chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo sức khỏe cộng đồng như: không hút thuốc lá nơi công cộng, không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng các phương tiện tạo ra nhiều khói bụi.
-
Khi tham gia lao động, sản xuất, đặc biệt trong các môi trường khói bụi, hóa chất độc hại, cần chấp hành tốt việc mặc quần áo và các phương tiện bảo hộ.
-
Cần chữa trị dứt điểm nếu mắc các bệnh về hô hấp hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản,.
-
Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
-
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV và quan hệ tình dục an toàn.
-
Đảm bảo dinh dưỡng cân đối, đầy đủ và hợp lý, tăng cường thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý.
-
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, đặc biệt là khó thở, khó nuốt, cần nhanh chóng đi khám để kịp thời phát hiện những bất thường.
5. Điều trị ung thư hạ họng
Cũng như các bệnh lý về ung thư khác, ung thư hạ họng đến nay vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp được chỉ định điều trị chính gồm:
Phẫu thuật
Tùy vào từng giai đoạn mà việc phẫu thuật được chỉ định để nạo vét hạch cổ nhằm loại bỏ khối u. Nếu ung thư đã xâm lấn vào thanh quản thì phải phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn phần họng, thanh quản cùng với tái tạo các bộ phận này.
Xạ trị
Được chỉ định phối hợp với phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Hóa trị và miễn dịch trị liệu
Được dùng trong trường hợp ung thư ở giai đoạn cuối, để điều trị toàn thân đồng thời làm tăng sức đề kháng.
Bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc điều trị. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đặc biệt là những cơ sở có chuyên khoa về Tai - Mũi - Họng như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Đến đây, bạn sẽ được các bác sĩ xem xét các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các dấu hiệu nuốt khó, nuốt đau, khàn tiếng,… Đồng thời, có thể xét nghiệm máu, chụp X-quang, nội soi thanh quản để thấy được những tổn thương ở họng, chụp CT-scan để đánh giá mức xâm lấn. Khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng và hướng điều trị.
Chụp CT giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp cho việc thăm khám trở nên nhanh gọn, hiệu quả và tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian của khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ y tế tại MEDLATEC, hoặc đặt lịch thăm khám, vui lòng gọi tới số 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!