Các tin tức tại MEDlatec

Ung thư tủy sống và những điều cần biết về bệnh

Ngày 12/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Ung thư tủy sống là căn bệnh hiếm gặp, xảy ra khi trong hoặc xung quanh tủy sống có sự phát triển bất thường và không kiểm soát của các tế bào. Bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và cảm giác mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về ung thư tủy sống trong bài viết dưới đây.

1. Ung thư tủy sống là gì

Tủy sống là một phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương, có vai trò truyền dẫn các tín hiệu thần kinh từ não xuống cơ thể và ngược lại. Đồng thời tủy sống còn giúp sản sinh các tế bào máu như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. 

Ung thư tủy sống xảy ra khi có khối u ác tính xuất hiện trong hoặc xung quanh tủy sống. Khi cơ thể xuất hiện các khối u chứa các tế bào ung thư, các tế bào này phát triển không kiểm soát, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng vận động, cảm giác, và miễn dịch của cơ thể.

Ung thư tủy sống là hiện tượng có khối u ác tính phát triển trong hoặc xung quanh tủy sống

Ung thư tủy sống có thể được chia thành hai loại chính: ung thư nội tủy (u phát triển bên trong tủy sống) và ung thư ngoại tủy (u phát triển bên ngoài tủy sống, trong các mô xung quanh). Đây là một căn bệnh có khả năng di căn cao, dễ dàng lan rộng ra các cơ quan khác, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống máu, làm suy giảm chức năng miễn dịch và gây nguy cơ dẫn đến ung thư máu cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân tủy sống xuất hiện ung thư

Đến nay nguyên nhân chính xác của ung thư tại tủy sống vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này, bao gồm:

- Di truyền: Những người có tiền sử gia đình mắc một số bệnh lý di truyền như hội chứng Von Hippel-Lindau hay bệnh lý đa u tủy có nguy cơ phát triển ung thư cao.

- Tiếp xúc với các chất gây độc hại: Tiếp xúc lâu dài với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp, hoặc tia xạ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tại tủy sống. Nguyên nhân là do các chất này có thể gây tổn thương DNA và làm tế bào phát triển bất thường, dẫn đến hình thành khối u.

- Hệ miễn dịch yếu: Ví dụ như những người bị HIV/AIDS, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, có khả năng mắc ung thư cao. Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể không thể phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư, tạo điều kiện cho chúng phát triển.

3. Triệu chứng nhận biết ung thư tủy sống

Các triệu chứng của ung thư tủy sống có thể phát triển chậm và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chỉ đến khi bệnh tiến triển, những dấu hiệu đặc trưng có thể xuất hiện, phổ biến nhất là:

- Đau lưng và cổ: Đau lưng hoặc cổ liên tục, đặc biệt là đau vào ban đêm, có thể là dấu hiệu của một khối u trong tủy sống.

Đau lưng hoặc cổ liên tục, đặc biệt là đau vào ban đêm, có thể là dấu hiệu của một khối u trong tủy sống

- Tê và yếu cơ: Các dấu hiệu tê, yếu cơ hoặc giảm cảm giác ở tay và chân là triệu chứng điển hình khi khối u tủy sống chèn ép các dây thần kinh. Tình trạng này có thể làm giảm khả năng di chuyển và gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

- Rối loạn vận động và thăng bằng: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đi lại, mất thăng bằng hoặc cảm thấy chóng mặt. 

- Rối loạn tiêu hóa và chức năng bàng quang: Một số người bị ung thư tại tủy sống có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy, cùng với rối loạn chức năng bàng quang như tiểu không tự chủ.

- Liệt cơ hoặc mất chức năng thần kinh: Trong trường hợp khối u phát triển lớn và chèn ép mạnh vào tủy sống, bệnh nhân có thể bị liệt hoặc mất khả năng sử dụng một số bộ phận cơ thể.

4. Phương pháp chẩn đoán ung thư tủy sống

Để chẩn đoán ung thư tủy sống, các bác sĩ cần thực hiện một số bước kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm:

- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi thăm về các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, cũng như tiền sử bệnh lý. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng, đánh giá các phản xạ thần kinh và cảm giác để tìm ra dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến ung thư tủy sống.

- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện những dấu hiệu viêm nhiễm hoặc sự hiện diện của các chất chỉ điểm ung thư.

- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ phát hiện những khác thường trong cấu trúc xương và sự hiện diện của khối u. Đây là phương pháp đơn giản nhưng có thể cung cấp thông tin hữu ích về sự thay đổi trong cấu trúc xương của tủy sống.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp chính để xác định khối u đang ở đâu và kích thước cụ thể. MRI có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về tủy sống, giúp các bác sĩ phát hiện bất kỳ bất thường nào.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chính để xác định vị trí và kích thước của khối u

- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Phương pháp này cho hình ảnh chi tiết về cấu trúc của tủy sống và các khối ung thư. Dựa vào đây, bác sĩ đánh giá mức độ lan rộng và kích thước của các khối u. 

- Chụp PET-CT: Phương pháp này giúp đưa ra hình ảnh chuyển hóa của khối u, cho phép bác sĩ đánh giá giai đoạn của bệnh và xác định vị trí chuẩn để thực hiện sinh thiết. 

- Sinh thiết: Để xác định bản chất của khối u (lành tính hay ác tính), bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết tủy sống, lấy mẫu mô từ khối u để xét nghiệm.

5. Các phương pháp điều trị căn bệnh ung thư tủy sống

Phương pháp điều trị ung thư tủy sống sẽ thay đổi dựa vào loại, vị trí của khối u, và tình trạng sức khỏe người bệnh. 

5.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp chính để loại bỏ khối u tủy sống, đặc biệt là các khối u có ranh giới rõ ràng và có thể tiếp cận dễ dàng. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn một số rủi ro, nhất là khi khối u nằm gần các dây thần kinh quan trọng.

5.2 Xạ trị

Nếu phẫu thuật không thể loại bỏ hết khối u, xạ trị có thể được áp dụng. Xạ trị cũng là lựa chọn trong trường hợp khối u không thể phẫu thuật.

5.3 Hóa trị

Đối với các trường hợp ung thư tủy sống đã di căn hoặc khối u ác tính, hóa trị là phương pháp điều trị phổ biến giúp tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng tiếp tục phát triển.

5.4 Điều trị hỗ trợ

Các phương pháp điều trị hỗ trợ như vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, và các liệu pháp phục hồi chức năng có thể giúp bệnh nhân duy trì chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị.

Việc chẩn đoán sớm và điều trị ung thư tủy sống kịp thời là rất quan trọng để hạn chế sự nguy hiểm của bệnh. Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến tủy sống, đừng ngần ngại liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.