Các tin tức tại MEDlatec
Uống nước đá bị đau họng có phải viêm họng không? Xử trí như thế nào?
- 18/11/2024 | Cách trị đau họng rát cổ tại nhà hiệu quả, không cần dùng thuốc
- 19/03/2025 | Lý do đau họng tái đi tái lại và cách phòng ngừa
- 04/04/2025 | Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì mau khỏi?
1. Uống nước đá bị đau họng, nguyên nhân do đâu?
1.1. Tác động của nhiệt độ lạnh
Nhiệt độ quá thấp từ nước đá khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc họng có thể gây co thắt tạm thời, khiến bạn cảm thấy đau rát. Đây là phản ứng sinh lý để bảo vệ niêm mạc họng khỏi tổn thương cơ học, thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn sau đó tự biến mất.
Nhiệt độ lạnh từ nước đá có thể khiến niêm mạc bị kích thích do thay đổi nhiệt độ và gây đau họng
1.2. Niêm mạc họng nhạy cảm
Niêm mạc vùng họng vốn mỏng manh nên dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu thường xuyên uống nước đá sẽ khô niêm mạc, ngứa họng và đau họng.
1.3. Vi khuẩn, virus trong đá lạnh
Đá lạnh được làm từ nguồn nước không đạt chuẩn, quy trình vệ sinh máy làm đá, khay chứa, bảo quản và vận chuyển đá,... không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn, virus bám vào đá. Trường hợp này, người uống nước đá bị đau họng có thể là dấu hiệu của viêm họng.
2. Uống nước đá bị đau họng có phải viêm họng không?
2.1. Phân biệt đau họng sinh lý và viêm họng bệnh lý
Nếu băn khoăn uống nước đá bị đau họng có phải do viêm họng không, bạn có thể phân biệt qua một số dấu hiệu như:
- Đau họng sinh lý: Xuất hiện nhanh khi uống nước quá lạnh, thường biến mất sau vài phút hoặc sau khi uống nước ấm.
- Viêm họng bệnh lý: Biểu hiện đau họng kèm ho, sốt, họng đỏ, vướng đờm, kéo dài nhiều ngày, viêm có thể lan xuống thanh quản gây khàn tiếng.
2.2. Khi nào đau họng sau khi uống nước đá là biểu hiện của viêm họng?
Nếu bạn uống nước đá và sau đó sốt cao, amidan sưng to, niêm mạc sung huyết, xuất hiện mủ trắng hay kèm theo ho khan, ho có đờm kéo dài trên 3 ngày thì nguy cơ viêm họng cao. Trường hợp này, uống nước đá bị đau họng có thể do sự xâm nhập của virus, Vi khuẩn từ nước đá kém vệ sinh vào niêm mạc họng.
Khi bạn uống nước đá lạnh, niêm mạc vùng hầu họng sẽ bị kích thích do thay đổi nhiệt độ, dẫn đến hiện tượng co mạch, làm giảm lưu lượng máu đến khu vực này. Việc giảm tuần hoàn máu khiến niêm mạc họng không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy, làm suy yếu hàng rào miễn dịch tại chỗ. Đây là cơ hội lý tưởng cho các vi khuẩn, virus có sẵn trong khoang miệng tăng cường hoạt động và gây viêm.
Ngoài ra, nếu uống nước đá khi sức đề kháng yếu, đang bị viêm nhiễm hoặc các vấn đề về đường hô hấp thì nước đá có thể trở thành yếu tố thúc đẩy gây đau họng hoặc làm cho tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn.
Uống nước đá bị đau họng có thể xảy ra khi nguồn đá được sử dụng có chứa vi khuẩn, virus
3. Cách xử trí khi bị đau họng sau uống nước đá
3.1. Khắc phục tại nhà
Khi phát hiện tình trạng uống nước đá bị đau họng, bạn có thể xử lý tạm thời và chủ động theo dõi tại nhà bằng cách:
- Ngừng ngay việc uống đá lạnh và chuyển sang uống nước ấm 30 - 40 độ C để làm dịu niêm mạc họng, giảm co thắt, kích thích lưu thông máu ở họng.
- Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý, 2 - 3 lần/ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với gió, điều hòa mạnh.
- Đeo khăn quàng cổ, tránh để cổ họng bị lạnh đột ngột.
- Có thể ngậm mật ong chanh để làm dịu, kháng viêm nhẹ cho vùng họng.
3.2. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Trong những trường hợp sau, người uống nước đá bị đau họng cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa:
- Đau họng kéo dài > 48 giờ không cải thiện.
- Sốt > 38 độ C kèm mệt mỏi, ấn vào cổ hoặc hàm thấy đau và nhận thấy có hạch nổi lên.
- Khó nuốt, đau tăng lên theo thời gian.
- Có mủ trắng, mảng bám trên niêm mạc họng.
Sau thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra cần thiết như:
- Nội soi họng: quan sát niêm mạc họng và đánh giá tình trạng viêm thanh quản đi kèm.
- Siêu âm phần mềm: Đánh giá hạch cổ.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra bạch cầu, tìm dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Cấy dịch họng: Xác định loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Từ kết quả của những kiểm tra này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm phù hợp để chấm dứt tình trạng đau họng do viêm.
Bệnh nhân thăm khám chuyên khoa Tai - mũi họng để được chẩn đoán đúng nguyên nhân uống nước đá bị đau họng
4. Phòng ngừa nguy cơ đau họng do uống nước đá bằng cách nào?
Uống nước đá bị đau họng thường xảy ra ở các đối tượng có nguy cơ cao như:
- Trẻ nhỏ: Do hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
- Người có tiền sử dị ứng hoặc viêm xoang mạn tính: Dễ bị kích ứng vùng họng.
- Người thường xuyên mắc bệnh đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi dị ứng,…
- Người vừa vận động mạnh, đổ mồ hôi nhiều: Uống nước đá lúc cơ thể còn nóng dễ gây thay đổi nhiệt độ đột ngột và kích ứng vùng họng.
Để tránh xảy ra tình trạng uống nước đá bị đau họng, bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách:
- Chọn đá viên từ nguồn tin cậy hoặc tự làm đá tại nhà bằng nước từ máy lọc nước RO được đun sôi hoặc nước đóng bình đạt chuẩn.
- Vệ sinh máy làm đá, khay đựng nước làm đá sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Đá được làm trong tủ lạnh cần được bảo quản ở ngăn riêng, tránh tiếp xúc với thực phẩm sống.
- Không nên uống nước đá lạnh trực tiếp mà nên giảm độ lạnh bằng cách dùng chung với nước.
Như vậy, hiện tượng uống nước đá bị đau họng có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: tác động vật lý của nhiệt độ lạnh lên niêm mạc họng và nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus từ đá không đảm bảo vệ sinh. Đau họng do lạnh thường xuất hiện ngay sau khi uống đá, không kèm sốt, cải thiện nhanh khi ngừng uống và áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà. Đau họng do viêm họng sẽ có biểu hiện nặng hơn, kéo dài, cần thăm khám và điều trị y tế.
Trường hợp bị đau họng khi uống nước đá nếu chưa xác định được nguyên nhân và cần tìm cách khắc phục hiệu quả, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!