Các tin tức tại MEDlatec
Viêm dạ dày cấp: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
- 08/02/2021 | Một số mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản bạn đừng bỏ qua
- 23/02/2021 | Nguyên nhân viêm dạ dày cấp nhất định bạn phải biết
- 19/02/2021 | Điểm danh 5 triệu chứng đau dạ dày dễ nhận biết nhất
1. Tổng quan về bệnh lý
Viêm dạ dày cấp là một thuật ngữ y khoa để chỉ một nhóm tình trạng sức khỏe có liên quan đến niêm mạc dạ dày đột ngột xuất hiện biểu hiện sưng và viêm phù nề dẫn đến những cơn đau bất thường của dạ dày.
Khác với viêm dạ dày mãn tính, những cơn đau của viêm dạ dày cấp thường chỉ diễn ra bất ngờ trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện nay, tỷ lệ mắc viêm dạ dày cấp tính ở các nước đang phát triển rất cao, trong khi đó, tỷ lệ mắc viêm dạ dày mãn tính đang có xu hướng giảm xuống.
Triệu chứng của bệnh
Đối với đa số những bệnh nhân mắc viêm dạ dày cấp thì thường sẽ không bộc lộ rõ nét dấu hiệu đáng chú ý nào của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:
-
Chán ăn.
-
Ợ hơi hoặc đầy hơi, khó tiêu.
-
Buồn nôn và nôn sau khi ăn.
-
Đau bụng vùng thượng vị.
-
Nôn ra máu vón cục và có màu đen giống bã cà phê.
-
Phân có màu đen.
Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau vùng thượng vị
Những triệu chứng trên có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhưng bạn cần lưu ý, nếu như các triệu chứng đó kéo dài hơn một tuần thì bạn nên đi thăm khám để nhận được sự can thiệp y tế kịp thời. Bên cạnh đó, khi xuất hiện tình trạng đại tiện hoặc nôn ra máu thì bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như loét dạ dày, bệnh Crohn, sỏi mật,... cũng có sự liên quan đến tình trạng viêm dạ dày cấp, do đó bạn không nên xem nhẹ tình trạng này.
Nguyên nhân gây nên bệnh lý
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó axit tiêu hóa có điều kiện để gây nên sự kích ứng tại dạ dày. Tình trạng đó xảy ra là do những nhân tố sau:
-
Bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và corticosteroid.
-
Tổn thương niêm mạc dạ dày do nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter Pylori).
-
Người nghiện rượu, lạm dụng chất cồn.
Bên cạnh đó, bệnh có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:
-
Bệnh nhân nhiễm virus.
-
Xảy ra khi người bệnh ở trong trạng thái stress cực độ.
-
Hệ thống miễn dịch gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày do sự rối loạn tự miễn dịch.
-
Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa như Crohn.
-
Bệnh nhân đang mắc chứng trào ngược mật.
-
Những người sử dụng chất kích thích hoặc chất gây nghiện.
Trạng thái stress cực độ có thể dẫn đến các cơn đau dạ dày
Ngoài ra, có một số những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày cấp có thể kể đến như:
-
Bệnh nhân xuất hiện tình trạng biến chứng hậu thuật.
-
Người bệnh suy gan hoặc suy hô hấp.
Viêm dạ dày ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?
Tình trạng này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh nếu diễn ra trong thời gian dài. Nó sẽ dẫn đến hàng loạt những bệnh lý nghiêm trọng khác như:
-
Xuất huyết dạ dày.
-
Môn vị hẹp.
-
Mất nước.
-
Suy thận.
Do mức độ ảnh hưởng của nó, khi bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thì bạn nên tìm đến sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh phát triển nghiêm trọng.
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?
Trước tiên, khi đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định để bạn thực hiện một số kiểm tra sơ bộ nhằm lấy thông tin và đưa ra chẩn đoán lâm sàng như:
-
Để kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn, bạn sẽ phải thực hiện tổng phân tích tế bào máu (CBC).
-
Kiểm tra nồng độ Hp bằng xét nghiệm máu, hơi thở hoặc nước bọt.
-
Kiểm tra tình trạng máu trong phân thông qua xét nghiệm phân.
-
Nội soi dạ dày giúp các bác sĩ quan sát được tình trạng niêm mạc dạ dày của bạn.
-
Sinh khiết mô dạ dày.
-
Xác định tình trạng các vấn đề cấu trúc trong hệ tiêu hóa thông qua kỹ thuật chụp X-quang.
Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định những phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc để điều trị viêm dạ dày cấp và thay đổi lối sống.
-
Thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit dạ dày.
-
Thuốc kháng H2 sử dụng trước khi ăn khoảng 10 - 60 phút để làm giảm khả năng sản xuất axit dạ dày.
-
Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế quá trình sản xuất axit dạ dày. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên sử dụng một ngày một lần và không nên dùng quá 14 ngày.
-
Bạn cũng có thể được chỉ định thuốc kháng sinh nếu như bạn bị nhiễm khuẩn đường ruột như khuẩn Hp. Thuốc kháng sinh cũng có thể được kê đơn cùng các loại thuốc được kể trên, nhưng phác đồ điều trị chỉ sử dụng trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.
Ngừng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi chẩn đoán bệnh tình, các bác sĩ có thể chỉ định bạn ngừng uống các loại thuốc kháng viêm không NSAIDs hoặc corticosteroid và tiếp tục theo dõi tình trạng hồi phục của sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu như bác sĩ không chỉ định để bạn ngừng sử dụng các loại thuốc kể trên thì bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng chúng.
3. Cách phòng ngừa hiệu quả
Ngoài việc sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng viêm dạ dày cấp thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng giúp bạn xoa dịu được các cơn đau dạ dày bất thường cũng như phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Bạn có thể thực hiện những thói quen có ích cho sức khỏe như:
-
Hạn chế sử dụng các chất có cồn như bia, rượu.
-
Ăn chín uống sôi. Tránh ăn những thực phẩm có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc có nhiều axit.
-
Chia các bữa trong ngày thành nhiều bữa nhỏ.
-
Hạn chế thức khuya.
-
Điều chỉnh tâm trạng và giảm áp lực căng thẳng.
-
Hạn chế sử dụng các loại thuốc kích thích niêm mạc dạ dày.
-
Có các chế độ ăn nhẹ phù hợp với các thực phẩm có ít axit tự nhiên, chất béo và chất xơ.
-
Hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể.
-
Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế sử dụng một cách thường xuyên liên tục. Trong quá trình sử dụng thuốc thì bạn nên ăn uống đầy đủ và uống nhiều nước ấm để tránh xảy ra những triệu chứng của viêm dạ dày cấp.
Hạn chế sử dụng rượu bia là một phương pháp hữu hiệu tránh viêm dạ dày cấp
Bài viết trên là những thông tin bạn cần biết về bệnh viêm dạ dày cấp. Hy vọng sau khi đọc bạn đã có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.
Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được sự thăm khám tận tình của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tân tiến nhất. Bạn cũng có thể liên hệ thông qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được sự tư vấn y tế hoặc đặt lịch thăm khám tại bệnh viện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!