Các tin tức tại MEDlatec
Viêm đại tràng: nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
- 16/09/2020 | Bệnh ung thư đại tràng nguy hiểm như thế nào?
- 15/09/2020 | Bỏ túi những lưu ý cần biết trước khi nội soi đại tràng
- 06/10/2020 | Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm đến tính mạng không?
1. Hiểu về bệnh viêm đại tràng
1.1. Triệu chứng
Tình trạng viêm càng nặng thì triệu chứng càng rõ ràng, đặc biệt khi chảy máu nặng, sung huyết, hình thành các ổ áp xe nhỏ. Đa phần các trường hợp bị bệnh đều gặp phải triệu chứng như:
Sốt cao
Bệnh nhân có thể sốt cao hơn 38.5 độ C, đi kèm với nôn mửa hoặc buồn nôn.
Đại tràng là cơ quan dễ bị tổn thương và viêm nhiễm
Mất nước
Xảy ra khi sốt cao hoặc tiểu lỏng nhiều lần.
Có máu trong phân
Viêm loét đại tràng, xung huyết khiến máu đi kèm phân ra ngoài.
Đau bụng, đầy hơi
Đau bụng vùng đại tràng có thể xuất hiện bất cứ khi nào, đôi khi đau quặn như chuột rút đôi khi đau âm ỉ tùy theo vị trí và tình trạng viêm.
Tiêu chảy
Tiêu chảy đột ngột có thể khiến bệnh nhân mất nước nặng, cần bổ sung dung dịch Oresol.
Mệt mỏi, sụt cân
Đây là dấu hiệu không điển hình, có thể xảy ra khi triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa diễn ra dài ngày, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm trùng huyết, viêm do lỵ amip, viêm cấp do lỵ trực khuẩn.
Chán ăn, mệt mỏi là một dấu hiệu của viêm đại tràng
1.2. Các dạng viêm đại tràng
Theo tình trạng bệnh, có hai dạng là:
Cấp tính
Bệnh cấp tính thường do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc từ thực phẩm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì bệnh sẽ mau chóng biến mất.
Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính ở mỗi người có thể khác nhau, thường gặp là tình trạng Đau bụng, Tiêu chảy nhiều lần, rối loạn đại tiện,… Đặc biệt có thể xuất hiện máu kèm trong phân thường do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amip.
Mạn tính
Bệnh mạn tính xảy ra khi tổn thương viêm niêm mạc đại tràng kéo dài và lặp lại. Về mức độ, viêm đại tràng mạn tính nhẹ xảy ra tình trạng xung huyết thường xuyên, nặng hơn thì xung huyết xuất hiện kèm các vết loét gây đau đớn. Theo triệu chứng, viêm đại tràng mạn tính gồm các thể bệnh sau:
Thể đau bụng và tiêu lỏng: đau bụng đi kèm với buồn và đi đại tiện nhiều lần, thường sau khi đi tiêu thì hết đau. Phân ban đầu có thể đặc nhưng sau lỏng nhầy.
Thể đau bụng và táo bón: người bệnh bị đau bụng đi kèm với táo bón, phân cứng ít, khô.
Rối loạn đại tiện khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi
Thể xen kẽ: Táo bón và tiêu lỏng xen kẽ theo từng đợt, diễn biến kéo dài nhưng không gây ảnh hưởng quá lớn đến thể trạng.
2. Những nguyên nhân chính gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng cấp và mạn tính, đôi khi bệnh nhân là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân bao gồm:
2.1. Nhiễm trùng
Các loại siêu vi trùng điển hình gây viêm đại tràng gồm: Cytomegalovirus, Epstein barr,… và ký sinh trùng giun, sán, lỵ amip,… Nhiễm trùng này thường xảy ra khi bệnh nhân ăn phải thực phẩm ô nhiễm hoặc do dùng kháng sinh đường ruột gây viêm loạn khuẩn.
2.2. Nhiễm khuẩn
Vi khuẩn có thể gây bệnh gồm: lỵ trực trùng, tả, thương hàn, C. difficile, E.coli,... Ban đầu chúng gây tổn thương, sau đó để lại sẹo ở niêm mạc đại tràng.
2.3. Giảm sức đề kháng
Có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc nhiễm độc, khả năng nuôi dưỡng niêm mạc đại tràng kém đi kết hợp với các nguyên nhân phụ như: tiết dịch, rối loạn vận động,… khiến viêm loét có thể xảy ra.
Giảm sức đề kháng do bệnh lý hoặc nhiễm độc gây viêm đại tràng
2.4. Nguyên nhân miễn dịch
Thực tế, nguyên nhân miễn dịch gây bệnh vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng song vì nguyên nhân nào đó, cơ thể tự tạo kháng thể chống lại niêm mạc đại tràng gây tổn thương viêm nhiễm.
3. Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng hiệu quả
Khi có triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần sớm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
3.1. Chẩn đoán
Bên cạnh ghi nhận các triệu chứng, biểu hiện bệnh, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác:
Nội soi đại tràng
Nội soi cho phép bác sỹ quan sát được trực tiếp các ổ tổn thương, viêm loét ở niêm mạc đại tràng. Vị trí và mức độ tổn thương thực tế giúp định hướng điều trị chính xác.
Chụp X-quang
Chụp X-quang là phương pháp truyền thống để chẩn đoán bệnh, cho phép phát hiện các tổn thương và bệnh lý đại tràng khác như: dài đại tràng, co thắt đại tràng,…
Siêu âm
Siêu âm ít được dùng để chẩn đoán viêm đại tràng, chỉ dùng khi bệnh nhân không đáp ứng được nội soi.
Ngoài ra, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu và chụp kỹ thuật khác (CT, MRI) cũng có thể chỉ định để chẩn đoán tình hình bệnh cụ thể.
3.2. Điều trị
Điều trị viêm đại tràng có 2 phương pháp chính hiện nay:
Điều trị Tây Y
Hiện nay chưa có thuốc Tây y đặc trị bệnh này, thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, duy trì bệnh và phòng ngừa biến chứng.
Các loại thuốc thường dùng như: kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng, thuốc chống táo bón, trị đầy hơi chướng bụng,…
Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng nên bệnh nhân thường phải kết hợp nhiều loại thuốc điều trị. Cần lưu ý điều trị theo liệu trình của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc, đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị duy trì bằng thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống, tập thể dục,…
Các trường hợp viêm loét nặng không đáp ứng với thuốc có thể cần phẫu thuật điều trị để loại bỏ ổ viêm. Nếu nặng hơn có khi phải cắt bỏ cả đại tràng.
Viêm đại tràng nặng không đáp ứng thuốc có thể phải phẫu thuật
Điều trị Đông y
Các bài thuốc Đông y được đánh giá khá cao trong điều trị viêm đại tràng với các thảo dược quý như: Ngải tiên, Ý dĩ, Bạch thược, Atiso,…
Viêm đại tràng là bệnh lý gây nhiều triệu chứng khó chịu, khó điều trị dứt điểm, người bệnh nên tuân thủ theo liệu trình điều trị kết hợp tăng cường sức khỏe để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!