Các tin tức tại MEDlatec
Viêm họng liên cầu và những thông tin liên quan ai cũng cần biết
- 12/11/2020 | Nguyên nhân, phòng ngừa và cách chữa viêm họng như thế nào?
- 09/10/2020 | Viêm họng hạt: Nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng
- 15/10/2020 | Giải đáp thắc mắc: Viêm họng mạn tính có chữa khỏi được không?
1. Viêm họng liên cầu và những thông tin cơ bản
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu là vi khuẩn Streptococcus, bệnh có thể bị đẩy lùi sau vài ngày nếu chăm sóc y tế tốt. Tìm hiểu về căn bệnh này giúp chúng ta chủ động trong phòng ngừa, điều trị bệnh.
Viêm họng liên cầu do vi khuẩn Streptococcus gây ra
1.1. Đối tượng dễ mắc phải
Bệnh phổ biến nhất là ở trẻ từ 5 - 15 tuổi. Do sức đề kháng còn hạn chế nên bệnh có thể tiến triển nhanh và nghiêm trọng nếu không điều trị tích cực.
Vi khuẩn gây bệnh này có thể gây lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua dịch tiết nước bọt, dịch mũi,… qua hành động ho, sổ mũi, lan tràn dịch tiết qua tay,… Vì thế bệnh nhân bị viêm họng liên cầu được khuyên nên tự nghỉ ngơi tại nhà khi bản thân cảm thấy tốt hơn.
1.2. Triệu chứng viêm họng liên cầu
Thời gian ủ bệnh kể từ khi nhiễm khuẩn liên cầu khoảng từ 2 - 5 ngày, sau đó bệnh nhân mới xuất hiện triệu chứng bệnh. Các triệu chứng thường gặp gồm: sốt, cổ họng đau rát, đầu bị đau, phát ban, cảm giác ăn không ngon miệng, sưng hạch bạch huyết,...
Triệu chứng điển hình của viêm họng liên cầu là đau rát vùng hầu họng
Không phải tất cả trường hợp nhiễm khuẩn liên cầu cũng khởi phát bệnh, điều này còn dựa vào hoạt động của hệ miễn dịch và các yếu tố tác động khác.
2. Điều trị viêm họng liên cầu như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Điều trị viêm họng liên cầu nói chung không quá phức tạp, bệnh nhân có thể cần đến sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh, thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng và chăm sóc tại nhà.
2.1. Điều trị bằng thuốc
Do là một dạng viêm họng nhiễm khuẩn nên thuốc kháng sinh là thuốc điều trị chủ yếu, kết hợp với thuốc làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh.
Thuốc kháng sinh
Các kháng sinh thường dùng gồm:
- Penicillin: đây là kháng sinh thường dùng nhất trong điều trị viêm họng liên cầu, trong trường hợp đặc biệt là bệnh nhân là trẻ nhỏ, người bị khó nuốt, dễ bị nôn mửa không thể dùng thuốc uống sẽ cần được tiêm trong một khoảng thời gian.
- Amoxicillin: kháng sinh này cùng loại với penicillin nhưng là lựa chọn phổ biến hơn cho trẻ bị viêm họng liên cầu vì vị thuốc dễ uống hơn và có sẵn dạng viên bào chế.
- Kháng sinh khác: thường chỉ trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm họng liên cầu bị dị ứng với penicillin, bác sĩ mới kê kháng sinh thay thế dạng cephalosporin như: Erythromycin, Cephalexin, Azithromycin.
Kháng sinh giúp tiêu diệt liên cầu gây bệnh hiệu quả
Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng liên cầu cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, theo đúng liều lượng. Không nên tự ý mua sử dụng hoặc tăng - giảm liều lượng vừa không đạt được hiệu quả điều trị tốt vừa có thể gây nhờn thuốc. Thường sau khi điều trị tích cực bằng kháng sinh, các triệu chứng của trẻ sẽ thuyên giảm, trẻ không còn sốt và thấy khỏe hơn.
2.2. Thuốc hỗ trợ triệu chứng
Các triệu chứng đau họng, sốt, ngứa họng,… do viêm họng liên cầu gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh thì có thể xem xét dùng thuốc hỗ trợ như:
- Ibuprofen như: Motrin, Advil,…
- Acetaminophen như: Tylenol,…
2.3. Hỗ trợ điều trị viêm họng liên cầu bằng chăm sóc tại nhà
Để bệnh nhanh khỏi hơn cũng như tránh tái phát, người bệnh nên tích cực chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống lành mạnh như:
Uống nhiều nước
Vi khuẩn gây tổn thương, đau viêm nên uống nước sẽ giúp làm dịu cổ họng. Khi cổ họng ẩm thì việc ăn uống cũng dễ dàng hơn, đồng thời uống nhiều nước ngăn ngừa được nguy cơ mất nước.
Nghỉ ngơi
Để tiêu diệt vi khuẩn, chống lại bệnh cần đến vai trò quan trọng của hệ miễn dịch và kháng thể. Các triệu chứng sốt khó chịu cho thấy kháng thể và bạch cầu đang nỗ lực chống lại bệnh. Điều bạn cần làm lúc này là nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Súc họng bằng nước muối giúp giảm triệu chứng viêm họng
Súc miệng bằng nước muối
Cảm giác đau rát khó chịu ở cổ họng do viêm họng liên cầu sẽ được cải thiện nếu bạn chăm chỉ súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Đặc tính diệt khuẩn tự nhiên của nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch đường họng, có thể thực hiện với cả người lớn và trẻ nhỏ.
Ngừng hút thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại không tốt cho cổ họng, đặc biệt khi niêm mạc họng đang bị tổn thương bởi khuẩn liên cầu. Vì thế hút thuốc lá trong giai đoạn mắc bệnh sẽ càng gây đau họng và nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Ăn thức ăn dễ nuốt
Người bệnh nên ưu tiên các loại thức ăn chế biến mềm, dễ nuốt như: súp, canh, khoai tây nghiền, sữa chua, trứng chín mềm, trái cây mềm, cháo ngũ cốc, táo xay,… Đồng thời nên tránh xa các thực phẩm có tính acid cao như cam, chanh,…. Hoặc thực phẩm cay nóng nhiều gia vị.
3. Viêm họng liên cầu có nguy hiểm không?
So với viêm họng do virus hay tác nhân khác thì viêm họng liên cầu thường gây triệu chứng bệnh nặng hơn, nguy cơ tiến triển nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách và tích cực. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, đi thăm khám sớm và tuân thủ chỉ định điều trị. Nếu không, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng như:
Viêm họng có thể tiến triển nặng nếu không điều trị tốt
-
Biến chứng viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng da.
-
Sốt thấp khớp gây ra tình trạng viêm đau khớp, phát ban, nghiêm trọng hơn có thể làm tổn hại đến van tim.
-
Strep nhiễm trùng là nhiễm trùng tiến triển thành viêm nhiễm khác, đặc biệt là bệnh ban đỏ.
Thực tế đa phần bệnh nhân viêm họng liên cầu điều trị với kháng sinh sớm từ đầu sẽ không gặp phải các biến chứng nguy hiểm này. Song rất nhiều trường hợp không tuân thủ điều trị, tự ý ngưng hoặc giảm thuốc khiến bệnh kéo dài dai dẳng, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Vì thế nếu nghi ngờ hoặc bị viêm họng liên cầu, cần sớm đi thăm khám và điều trị.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!