Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm HbA1c và vai trò trong điều trị bệnh tiểu đường
- 01/12/2023 | Xét nghiệm HbA1c giá bao nhiêu?
- 01/10/2023 | Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c với người mắc tiểu đường
- 01/02/2024 | Xét nghiệm HbA1c và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường
1. Xét nghiệm HbA1c là gì, được chỉ định khi nào?
Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, đã và đang trở thành một trong những bệnh lý rối loạn chuyển hóa phổ biến ngày nay. Trước thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tiểu đường một cách kịp thời và chặt chẽ. Một trong những phương pháp cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này chính là xét nghiệm HbA1c.
Xét nghiệm HbA1c (hay còn được gọi là glycated hemoglobin) là một phương pháp xét nghiệm được dùng để đánh giá mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng thời gian nhất định (2 - 3 tháng). HbA1c là một dạng hemoglobin trong máu kết hợp với glucose. Khi glucose trong máu cao, nhiều glucose sẽ gắn vào hemoglobin và làm tăng tỷ lệ HbA1c.
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 cần xét nghiệm HbA1c từ 3 - 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, cũng cần thực hiện xét nghiệm này khi gặp các dấu hiệu sau:
- Khát nước nhiều;
Khát nước nhiều là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn cần chủ động thực hiện xét nghiệm HbA1c
- Đi tiểu nhiều;
- Mệt mỏi;
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Tầm nhìn mờ;
- Vết thương lâu lành;
- Nhiễm trùng thường xuyên;
- Cảm giác tê hoặc ngứa.
Hoặc có thể được chỉ định với một số những đối tượng sau:
- Người thừa cân hoặc béo phì;
- Người lười hoạt động thể chất.
2. Chỉ số HbA1c có ý nghĩa gì với người bệnh tiểu đường?
Để tìm hiểu rõ vai trò của xét nghiệm HbA1c đối với người tiểu đường, trước tiên cần hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số này ở từng mức độ, bao gồm:
- Dưới 5.7%: Chỉ số HbA1c ở mức bình thường;
- 5.7% đến 6.4%: Phản ánh tình trạng tiền đái tháo đường;
- Từ 6.5% trở lên: Cho biết người bệnh đã mắc đái tháo đường.
Các chỉ số này có ý nghĩa lớn trong việc quản lý tiểu đườngg, cụ thể như sau:
Đánh giá kiểm soát đường huyết
- HbA1c >10%: Kiểm soát đường huyết kém, có nguy cơ cao gặp phải biến chứng đái tháo đường;
- HbA1c <6.5%: Kiểm soát đường huyết tốt và cần tiếp tục duy trì.
Chính vì vậy, người mắc tiểu đường̀ng cần phải kiểm soát chỉ số HbA1c < 6.5% để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.
Xây dựng mục tiêu điều trị
Dựa vào kết quả HbA1c sẽ giúp bác sĩ và người bệnh có các biện pháp cụ thể như thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập, sử dụng thuốc… nhằm duy trì sự ổn định của chỉ số xét nghiệm cũng như kiểm soát tốt bệnh lý.
Theo dõi hiệu quả điều trị
Chỉ số HbA1c thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị, từ đó có cơ sở để điều chỉnh phác đồ điều trị một cách hợp lý.
Xét nghiệm HbA1c giúp hỗ trợ bác sĩ trong quá trình đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường
Dự báo nguy cơ biến chứng
Chỉ số HbA1c cao đồng nghĩa với việc các biến chứng của tiểu đường có nguy cơ tăng lên. Do đó, HbA1c có thể dự báo nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như như tổn hại thần kinh, thị lực, tim mạch và bệnh thận.
3. Mách bạn cách giữ chỉ số HbA1c ổn định
Bạn cần tuân thủ một số những lưu ý quan trọng sau đây để giúp giữ chỉ số HbA1c ở mức ổn định, cụ thể:
- Cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm mục đích giữ đường huyết được ổn định, từ đó sẽ kiểm soát được mức HbA1c;
Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát chỉ số HbA1c
- Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các loại nước ngọt, đồ uống có gas;
- Điều chỉnh lượng muối, đường trong bữa ăn hằng ngày sao cho phù hợp;
- Hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng;
- Gạo lứt, các loại hạt và ngũ cốc là các loại carbohydrate có chỉ số GI thấp, do đó cần tăng cường sử dụng trong thực đơn hàng ngày;
- 1 tuần nên ăn cá ít nhất 3 lần. Nếu bạn là người ăn chay trường, có thể thay thế bằng các loại đậu;
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung bằng các loại nước ép từ rau, củ quả và trái cây tươi;
- Hoạt động thể chất với những bài tập vừa sức khoảng 30 phút mỗi ngày nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm thiểu khả năng mắc các bệnh như tiểu đường, mỡ máu, tim mạch…;
- Thực hành các bài tập yoga, thiền hoặc tập hít thở sâu để hạn chế tình trạng căng thẳng;
- Chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi khỏe tổng quát và các chỉ số liên quan đến tiểu đường.
Như vậy, nội dung trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về xét nghiệm HbA1c cũng như những lưu ý quan trọng giúp kiểm soát chỉ số HbA1c hiệu quả. Để phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh tiểu đường, người dân nên chủ động thăm khám và thực hiện xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, tại khu vực miền Tây và địa bàn Cần Thơ, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Cần Thơ là địa chỉ được người dân tin chọn sử dụng dịch vụ xét nghiệm HbA1c với chất lượng đảm bảo song hành tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, được phân tích trên hệ thống trang thiết bị hiện đại và nhận tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành.
MEDLATEC Cần Thơ phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, chính xác, tiện lợi
Người dân có nhu cầu thực hiện xét nghiệm HbA1c nói riêng và thăm khám sức khỏe nói chung tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Cần Thơ vui lòng liên hệ theo thông tin:
- Địa chỉ: Số 598 đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ;
- Tổng đài: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!