Các tin tức tại MEDlatec

Xét nghiệm ký sinh trùng là gì, đối tượng áp dụng và lưu ý khác

Ngày 30/12/2019
Xét nghiệm ký sinh trùng là một loại xét nghiệm khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Có lẽ bạn cũng đã nghe nhiều về loại xét nghiệm này. Thậm chí có khi chính bạn đã từng làm loại xét nghiệm. Tuy nhiên để có thể định nghĩa xét nghiệm ký sinh trùng là gì thì chưa chắc chúng ta đã nói rõ ràng được. 

1. Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?

Xét nghiệm ký sinh trùng là hoạt động xét nghiệm nhằm chẩn đoán các loại bệnh vi sinh - ký sinh trùng. Đối với mỗi tình trạng khác nhau của người bệnh mà những phương pháp xét nghiệm được sử dụng sẽ khác nhau. Vì thế mẫu xét nghiệm được sử dụng để làm loại xét nghiệm này rất đa dạng.

Xét nghiệm ký sinh trùng là hoạt động xét nghiệm nhằm chẩn đoán các loại bệnh vi sinh - ký sinh trùng.

Hiện nay, nhu cầu làm xét nghiệm ký sinh trùng ngày càng cao. Lý do vì nguy cơ ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể ngày càng lớn.

Nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thói quen ăn uống không lành mạnh. Hay hiện tượng ô nhiễm xung quanh môi trường sống. 3 yếu tố này đều trở thành “tác nhân” khiến cơ thể dễ bị ký sinh trùng xâm nhập. Vì thế, con người mắc nhiều bệnh liên quan đến ký sinh trùng hơn. Ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính đều có khả năng mắc bệnh như nhau.

2. Vậy khi nào chúng ta nên làm xét nghiệm ký sinh trùng?

Khi nào chúng ta cần làm xét nghiệm ký sinh trùng? Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Bởi lẽ khi xét nghiệm ký sinh trùng không được thực hiện đúng thời điểm thì sẽ nguy hại đến sức khỏe. Lúc đó, bệnh tình sẽ nhanh chóng chuyển biến theo chiều hướng xấu vì không được chẩn đoán kịp thời.

Ngược lại nếu bạn làm xét nghiệm này khi không cần thiết sẽ khiến bản thân bị mất thời gian, tiền bạc vô ích. Vậy lúc nào chúng ta mới nên thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng?

Vậy khi nào chúng ta nên làm xét nghiệm ký sinh trùng?

Thường thì khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khác thường thì bạn nên đi làm xét nghiệm. Những dấu hiệu này bao gồm:

  • Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa

  • Ngứa ngày khó chịu, dị ứng ngoài da

  • Đau bụng âm ỉ kéo dài

  • Da xanh, đi ngoài phân đen, thiếu máu,...

Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn các triệu chứng này với bệnh khác. Và họ lại tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Vì vậy, dẫn đến hậu quả là bệnh chuyển biến theo chiều hướng mới, nhiều khả năng là xấu đi.

Hiểu được điều này, chúng tôi khuyên bạn, không nên coi thường sức khỏe của mình. Hãy biết yêu thương bản thân và lo lắng cho nó từ những điều nhỏ nhất. Và nếu bạn thấy những triệu chứng khác lạ xuất hiện thì hãy làm xét nghiệm ký sinh trùng nhé. Đừng tự ý phán đoán bệnh và dùng thuốc tại nhà. Điều này có thể khiến bạn rơi vào trạng thái “tiền mất tật mang”.

3. Phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng

Phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng là gì? Đây chính là cách thức mà các bác sĩ sử dụng để làm xét nghiệm. Tùy vào mỗi tình trạng bệnh mà các phương pháp. cách thức được áp dụng lại khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể về các phương pháp này.

3.1. Đối với tình trạng bệnh có biểu hiện rõ rệt

Nếu người bệnh đi khám mà có các biểu hiện bệnh rõ ràng. Ví dụ như: sán tự bò ra ngoài hậu môn thì bác sĩ có thể chẩn đoán ngay bệnh. Lúc này bạn sẽ không cần tiếp nhận xét nghiệm ký sinh trùng nữa.

Tuy nhiên, hầu hết khi đến khám, người bệnh thường có nhiều triệu chứng xuất hiện cùng lúc. Lúc này những chẩn đoán lâm sàng sẽ có sai sót ít nhiều. Và để đảm bảo tính chính xác cao nhất, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm ký sinh trùng. Vậy những xét nghiệm được sử dụng trong trường hợp này là gì?

3.2. Đối với người bệnh có nhiều triệu chứng chưa rõ ràng

Ở người bệnh có triệu chứng chưa rõ ràng bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán xét nghiệm. Tức là thông qua kết quả xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Những phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng được sử dụng bao gồm:

a. Xét nghiệm Ký sinh trùng thông qua xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng là phương pháp xét nghiệm được biết đến nhiều nhất. Ưu điểm của phương pháp này là sự nhanh chóng và kết quả chính xác cao. Đặc biệt đây còn là phương pháp không xâm lấn nên tạo sự an tâm và thoải mái cho người bệnh.

Hiện nay, phương pháp này có khả năng phát hiện được sự có mặt hoặc đã từng nhiễm hầu hết các loại ký sinh trùng trong cơ thể. Ví dụ như: giun đầu gai (Gnathostoma Spinigerum), giun lươn, amip, sán lá gan, giun đũa chó,...

Xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng là phương pháp xét nghiệm được biết đến nhiều nhất.

b. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân cũng là một phương pháp xét nghiệm được sử dụng khá quen thuộc với người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người còn khá ái ngại khi thực hiện xét nghiệm này. Nếu bạn đang có tâm lý này thì hãy mau chóng thay đổi đi nhé. Vì xét nghiệm phân mang đến tính chuẩn xác rất cao khi tìm ký sinh trùng. Và tại nước ngoài, đây là xét nghiệm thường quy ai cũng cần thực hiện.

Khi làm xét nghiệm phân, có hai kỹ thuật thường được sử dụng. Kỹ thuật đầu tiên là soi tươi trực tiếp, kỹ thuật thứ hai là soi tươi tập trung. Kỹ thuật soi tươi trực tiếp cho phép phát hiện trứng của ký sinh trùng và ký sinh trùng trưởng thành trong phân. Kỹ thuật soi tươi tập trung cũng cho phép phát hiện trứng của giun. Kỹ thuật này có giá trị cao trong trường hợp lượng ký sinh trùng trú ngụ trong phân thấp.

c. Một số xét nghiệm khác

Ngoài những cách thức xét nghiệm ký sinh trùng kể trên bạn còn có thể thực hiện những phương pháp khác. Những phương pháp xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm tổng để phân tích các tế bào máu ngoại vi. Theo đó, một số loại ký sinh trùng có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Vì vậy khi sử dụng xét nghiệm này, người bệnh có thể được sàng lọc lâm sàng các ký sinh trùng đang có trong cơ thể. Hơn nữa, trong công thức máu ngoại vi, tăng tỷ lệ % tế bào bạch cầu ái toan cũng có giá trị cao trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh do ký sinh trùng.

  • Xét nghiệm soi tươi các loại tế bào móng tay, vảy, da,...

  • Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh.

  • Xét nghiệm nước tiểu .

  • Xét nghiệm vật chủ trung gian gây bệnh (thường là nguồn thực phẩm mà bệnh nhân sử dụng),...

4. Những lưu ý khi xét nghiệm ký sinh trùng

Đối với việc tiếp nhận những phương pháp khám chữa bệnh người bệnh đều có những lưu ý cần tuân thủ. Vậy những lưu ý cần lưu tâm khi làm xét nghiệm ký sinh trùng là gì? Đáp án sẽ có ngay sau đây.

Đầu tiên, khi làm xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng, người bệnh sẽ không cần nhịn ăn như các xét nghiệm máu khác. Bất cứ khi nào bạn thấy có thời gian thì đều có thể tiến hành làm xét nghiệm.

Bạn muốn làm xét nghiệm để tìm ký sinh trùng sốt rét? Lúc này để có kết quả tốt nhất, người bệnh phải đến làm xét nghiệm ký sinh trùng khi còn đang sốt.

Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình có giun Chỉ thì nên làm xét nghiệm vào sáng sớm. Khoảng thời gian từ 0h đến 2h sáng là thời điểm thích hợp nhất để tìm ký sinh trùng này.

Điểm đặc biệt cần lưu ý khi làm xét nghiệm ký sinh trùng là bạn phải tìm được cơ sở uy tín. Có như vậy bạn mới có thể an tâm về chất lượng dịch vụ. Đặc biệt khi làm xét nghiệm bạn sẽ được tiếp nhận những phương pháp phù hợp nhất. Từ đó bạn sẽ được chẩn đoán bệnh chính xác và được điều trị kịp thời.

Khi làm xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng, người bệnh sẽ không cần nhịn ăn như các xét nghiệm máu khác

Qua bài viết bạn đọc đã hiểu rõ xét nghiệm ký sinh trùng là gì rồi chứ. Và Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là gợi ý địa chỉ làm xét nghiệm tốt nhất cho bạn. Với 23 năm kinh nghiệm, cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và danh mục bảo lãnh viện phí hấp dẫn (bảo hiểm A+, bảo hiểm Liberty,...), Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC xứng đáng là lựa chọn hàng đầu của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn đọc vui lòng liên hệ với hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.