Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm sán chó: Nên thực hiện khi nào và ở đâu?
- 19/06/2023 | Xét nghiệm sán chó: Khái niệm, quy trình và đối tượng xét nghiệm?
- 01/10/2023 | Hướng dẫn dùng thuốc trị sán chó an toàn, hiệu quả
- 01/04/2024 | Xét nghiệm sán chó tại nhà - Nên chọn đơn vị nào uy tín?
1. Bệnh sán chó là gì và lây qua con đường nào?
Căn bệnh này còn được gọi là giun đũa chó và thường xảy ra do ăn phải ấu trùng của giun đũa chó hay giun đũa mèo. Loại ký sinh trùng này có thể tìm thấy ở các bãi đất hay công viên.
Bất cứ ai cũng cần cảnh giác với bệnh sán chó
Cụ thể, bệnh có thể lây nhiễm khi:
- Ăn phải thức ăn nhiễm trứng sán chó: Khi mèo hoặc chó bị nhiễm giun đũa, thì trong phân mà chúng thải ra sẽ có chứa ấu trùng của loại giun này, trứng có thể bám vào thực phẩm thông qua đất, nước,... Do đó, dù là trẻ em hay người lớn, nếu vô tình nuốt thức ăn có dính phân chó, mèo có chứa trứng sán chó thì đều có nguy cơ mắc bệnh.
- Ăn các loại thịt sống có chứa ấu trùng của giun đũa cũng có nguy cơ mắc bệnh sán chó.
- Một số trường hợp có thể bị nhiễm sán chó khi thường xuyên vuốt ve, tắm rửa cho chó mèo.
- Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm sán chó vì các con thích gần gũi chó mèo và hay chơi dưới đất cát.
2. Vì sao cần xét nghiệm sán chó?
Ai cũng có thể nhiễm sán chó, tuy nhiên, trẻ từ 2 đến 7 tuổi và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao nhất. Khi bị bệnh sán chó, người trưởng thành thường có biểu hiện ngứa, mệt mỏi, phát ban, đau bụng, khó thở,...
Trẻ bị nhiễm sán chó sẽ có thể gặp phải những biểu hiện như sau:
- Gan to, chán ăn, nôn, đau bụng.
- Xuất hiện các nốt phát ban, mề đay trên da rải rác toàn thân.
- Sốt, rối loạn hành vi, thậm chí hôn mê.
- Ho, thở khò khè.
- Viêm họng, viêm phổi, đau mắt, đỏ mắt.
Khi xuất hiện những biểu hiện nêu trên, người bệnh nên đi khám sớm. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài thì rất khó để biết xem người bệnh có đang bị nhiễm sán chó hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sán chó để tìm dấu vết của loại ký sinh trùng này trên cơ thể người bệnh. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Trẻ có thể nhiễm sán chó do thường xuyên chơi đùa, vuốt ve chó mèo
Nếu không phát hiện sớm tình trạng nhiễm sán chó, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
- Có thể gây mù mắt.
- Gây tổn thương gan và phổi.
Có thể nói rằng, bệnh sán chó có thể gây ra hàng loạt những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu chủ quan không thực hiện xét nghiệm và điều trị sớm. Ngược lại, xét nghiệm sán chó kịp thời và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp sẽ có thể giúp người bệnh hạn chế những biến chứng bệnh nghiêm trọng.
3. Quy trình xét nghiệm sán chó
Với những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ nhiễm sán chó, bác sĩ thường sẽ chỉ định như sau:
- Đầu tiên, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu để tìm dấu vết sán chó trong cơ thể.
+ Nếu chỉ số kết quả xét nghiệm sán chó nhỏ hơn 9 U/ml (âm tính): Cơ thể người bệnh bệnh không nhiễm sán chó.
+ Nếu chỉ số kết quả dương tính, tức là cơ thể bệnh nhân đã sản sinh ra loại kháng thể chống lại ấu trùng sán chó.
- Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, sán chó có thể gây ra những u nang tại gan. Để có thể phát hiện được những u nang này, bác sĩ cần thực hiện siêu âm, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ. Bên cạnh đó, việc chụp X-quang phổi cũng là phương pháp hữu ích giúp xác định nang sán chó được hình thành trong phổi.
- Lưu ý khi xét nghiệm sán chó: Nếu đang mắc các bệnh lý khác thì cần cung cấp thông tin cho bác sĩ, để bác sĩ chỉ định thêm các loại xét nghiệm khác nếu cần thiết.
4. Phòng bệnh sán chó bằng cách nào?
Để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh sán chó, hãy thực hiện những lưu ý sau đây:
- Luôn đảm bảo ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay thường xuyên, nhất là khi vừa chơi đùa với chó, mèo.
- Nếu trong gia đình có nuôi chó, mèo thì nên đưa chúng đi khám định kỳ để điều trị triệt để nếu chó, mèo bị nhiễm sán. Tẩy giun cho chó mèo định kỳ, vì tẩy xong vẫn có thể nhiễm lại. Đây là phương pháp hiệu quả để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sán chó từ chó, mèo sang người.
- Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần được xét nghiệm sán chó và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Xét nghiệm máu có thể giúp tìm ra dấu vết của sán chó
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh sán chó cũng như xét nghiệm sán chó. Đây không phải là xét nghiệm quá phức tạp, tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần tìm hiểu và thực hiện xét nghiệm ở những cơ sở y tế đáng tin cậy để đảm bảo nhận được kết quả chính xác, từ đó nhận biết đúng tình trạng bệnh và được điều trị theo phác đồ phù hợp.
MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm
Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm thì Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ là gợi ý hữu ích. Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC đều là những bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, MEDLATEC cũng luôn đẩy mạnh đầu tư các trang thiết bị y tế, các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC cũng là đơn vị y tế đầu tiên đạt song hành 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ). Do đó, chất lượng dịch vụ xét nghiệm tại đây luôn được khách hàng tin tưởng.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ ngay đến hotline 1900 56 56 56 để các tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ, tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!