Tin tức
Xét nghiệm sán chó: Khái niệm, quy trình và đối tượng xét nghiệm?
- 08/06/2023 | Làm xét nghiệm viêm gan B Hà tĩnh ở đâu? Cần lưu ý điều gì?
- 09/06/2023 | Địa chỉ xét nghiệm máu Hà Tĩnh nhanh chóng - chính xác
- 09/06/2023 | MEDLATEC- Địa chỉ xét nghiệm HIV tại nhà Hà Tĩnh bảo mật - chính xác
1. Tìm hiểu chung về bệnh sán chó
1.1. Khái niệm bệnh sán chó
Bệnh sán chó còn có tên gọi là bệnh giun đũa chó. Nguyên nhân mắc phải là do bệnh nhân ăn ấu trùng của giun đũa mèo (Toxocara cati) hay giun đũa chó (Toxocara canis). Sán chó thường được tìm thấy nhiều ở các bãi đất vui chơi hay công viên. Chúng có khả năng lây truyền từ động vật sang cơ thể con người và gây ra các bệnh về tim, gan, phổi, não, mắt và cơ,...
1.2. Những con đường lây truyền sán chó cho con người
Khi mèo hay chó bị nhiễm phải giun đũa, chúng sẽ thải ra phân có chứa trứng của loài giun này. Cả trẻ em lẫn người lớn đều có khả năng nhiễm bệnh nếu vô tình nuốt phải những thức ăn hay các chất có dính phân mèo, phân chó chứa trứng sán chó. Hiếm gặp hơn là những trường hợp ăn phải các loại thịt sống, thịt tái cũng chứa ấu trùng của loại giun này.
Con đường lây truyền của sán chó
Không chỉ nuốt phải chất phân có chứa trứng sán, các hoạt động khác như tắm rửa hay vuốt ve chó mèo mỗi ngày cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó cho con người. Trong đó trẻ nhỏ lá đối tượng dễ mắc bệnh sán chó nhất vì trẻ hay chơi dưới đất cát và trẻ thích gần gũi chó mèo.
2. Ý nghĩa của xét nghiệm sán chó và đối tượng cần thực hiện
2.1. Ý nghĩa của xét nghiệm sán chó
Xét nghiệm sán chó được áp dụng để tìm dấu vết của ấu trùng hoặc con sán chó xuất hiện trong cơ thể người bệnh. Dựa trên kết quả của xét nghiệm, bác sĩ sẽ có kết luận chính xác và tư vấn phương thức điều trị phù hợp, hiệu quả.
Bệnh sán chó khi nhiễm phải thường rất ít khi biểu hiện triệu chứng nhưng một khi đã nhiễm bệnh có thể sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng, điển hình như:
-
Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: động kinh, viêm não, viêm màng não,...;
-
Gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù mắt;
-
Nếu không điều trị bệnh sán chó có thể gây thêm các bệnh lý tại gan và phổi.
Chính vì những biến chứng tiềm ẩn nêu trên nên xét nghiệm sán chó là biện pháp cần thiết giúp phát hiện kịp thời tình trạng bệnh. Từ đó sớm điều trị và hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm trọng về sau.
2.2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm sán chó?
Bệnh sán chó thường gặp nhiều nhất ở những trẻ từ 2 - 7 tuổi và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi.
Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh sán chó ở người lớn thường là: phát ban, ngứa, mệt mỏi, đau bụng, khó thở,... Trong khi đó triệu chứng ở trẻ nhỏ sẽ là:
-
Gan to, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa;
-
Rối loạn hành vi, đau đầu, sốt, hôn mê;
-
Thở khò khè, ho, viêm họng hạt, viêm phổi;
-
Đau tay chân.
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh sán chó, người bệnh nên đi khám ngay
Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện này thì bệnh nhân cần được đưa đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng, khai thác các thông tin liên quan và chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm sán chó nếu nghi ngờ sán chó là nguyên nhân gây bệnh.
3. Quy trình xét nghiệm sán chó
3.1. Các kỹ thuật được áp dụng khi xét nghiệm sán chó
Trước tiên bệnh nhân có thể sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra xem cơ thể có đang bị ấu trùng sán chó xâm nhập hay không. Nếu có xảy ra hiện tượng này, xét nghiệm máu sẽ cho kết quả cơ thể đang sản sinh các kháng thể đặc hiệu để chống lại tác nhân gây bệnh. Kết quả xét nghiệm máu là dương tính kèm theo đó là những cơ sở khác khiến bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đang mắc bệnh sán chó thì cần áp dụng thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT và MRI sẽ giúp phát hiện sán chó bên trong các mô.
Khi sán chó đi vào cơ thể người, chúng sẽ tạo nên các u nang trong gan và để phát hiện được điều này thì cần sử dụng phương pháp chụp CT hoặc siêu âm, chụp MRI. Trong khi đó chụp X-quang phổi có thể giúp tìm thấy nang sán chó hình thành trong phổi.
3.2. Phân tích ý nghĩa kết quả xét nghiệm
Chỉ số xét nghiệm sán chó được quy định theo đơn vị U/ml. Trong trường hợp xét nghiệm có giá trị dưới 9 U/ml (âm tính) thì được coi là bình thường. Tức là người bệnh đó không bị nhiễm sán chó.
Tuy nhiên nếu kết quả hiển thị dương tính thì tức là cơ thể bệnh nhân đã sản sinh kháng thể chống lại ấu trùng sán chó và có thể kết luận rằng bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này.
3.3. Cần lưu ý những gì khi tiến hành xét nghiệm sán chó
Trước khi xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán chó, người bệnh không cần phải nhịn ăn. Nếu bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý khác thì để kết quả chẩn đoán được chính xác, rõ ràng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các loại xét nghiệm cần thiết khác.
Hãy chú ý phòng ngừa bệnh sán chó lây từ vật nuôi trong gia đình
Trên đây là khái quát những thông tin cơ bản về xét nghiệm sán chó. Nhìn chung đây không phải là xét nghiệm phức tạp và người bệnh có thể đăng ký thực hiện tại bất kỳ cơ sở y tế nào. Tuy nhiên tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín, chất lượng để thực hiện nhằm giúp rút ngắn thời gian thăm khám và đảm bảo hiệu quả điều trị.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế hàng đầu rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, thăm khám và chẩn đoán bệnh. Song song với đội ngũ các chuyên gia y tế đầu ngành là hệ thống trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, MEDLATEC chính là địa chỉ được hàng triệu khách hàng lựa chọn nhờ cung cấp các dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chất lượng.
Nếu bạn đang phân vân trong việc nên lựa chọn cơ sở nào để thăm khám và thực hiện xét nghiệm sán chó thì có thể liên hệ đặt lịch khám ngay qua hotline 1900 56 56 56 để tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ, tư vấn đặt lịch cùng các bác sĩ tại viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!