Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu được tiến hành như thế nào?
- 27/03/2020 | Xơ gan gây giảm tiểu cầu và những điều bạn chưa biết
- 19/07/2013 | Giảm tiểu cầu sơ sinh
- 06/11/2019 | Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu gồm những gì và thực hiện thế nào
- 20/03/2020 | Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm PLT trong đếm số lượng tiểu cầu
1. Thế nào là xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu?
Trong cơ thể con người có một loại dịch không thể thiếu chính là máu. Máu có thành phần bao gồm huyết tương và các tế bào như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu. Trong đó, vai trò của tiểu cầu là ngăn cản sự chảy máu hay nói dễ hiểu hơn là giúp đông máu khi có vết thương.
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu
Khi cơ thể bị thâm nhập bởi các vi khuẩn, ký sinh trùng hay virus, để chống lại các tác nhân lạ này, tế bào bạch cầu sẽ phát huy chức năng miễn dịch.
Bệnh tự miễn là khi cơ thể nhầm lẫn giữa 1 cơ quan nào đó với vật lạ xâm nhập, từ đó sản sinh ra kháng thể để chống lại. Cụ thể hơn trong trường hợp này là kháng thể chống lại tiểu cầu, những kháng thể này bám vào tiểu cầu và phá hủy tế bào đó. Điều này khiến cho lượng tiểu cầu trong máu giảm dần và làm cơ thể dễ chảy máu dù chỉ chịu tác động nhỏ. Đây chính là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Người mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thường có những biểu hiện lâm sàng như:
- Xuất huyết dưới da (có thể dưới dạng nốt, chấm, đám hay mảng xuất huyết).
- Các nốt xuất huyết đa màu sắc, đa hình thái.
- Nôn ra máu, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
- Đi ngoài ra phân đen, rong kinh,...
- Gan, hạch ngoại vi không to.
Xuất huyết dưới da là biểu hiện phổ biến của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
3. Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu được tiến hành như thế nào?
Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu thường bao gồm nhiều các xét nghiệm khác nhau, bao gồm:
3.1. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện đầu tiên để đo lường số lượng các thành phần tế bào trong máu như tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu.
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tổng phân tích máu tế bào ngoại vi để đo lường được:
- Số lượng tiểu cầu giảm là bao nhiêu?
- Số lượng các huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, hồng cầu và công thức bạch cầu.
Bệnh nhân dương tính với xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ có kết quả xét nghiệm máu trong đó số lượng hồng cầu, bạch cầu bình thường và số lượng tiểu cầu thấp.
3.2. Xét nghiệm tủy đồ
Sau đó, để có thể phát hiện được có hay không tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu, bác sĩ sẽ rút tủy xương của người bệnh để tiến hành làm xét nghiệm. Phương pháp này thường sẽ gây cảm giác đau đớn nên người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây tê tại chỗ.
Bệnh nhân được gây tê tại chỗ trước khi làm xét nghiệm tủy đồ để giảm bớt cảm giác đau đớn
Xét nghiệm tủy đồ có vai trò:
- Xem xét số lượng tiểu cầu.
- Theo dõi sự phát triển của bạch cầu và hồng cầu có bình thường không.
- Quan sát mật độ tế bào tủy.
- Phát hiện được các tế bào ác tính (nếu có).
3.3. Một số xét nghiệm bổ sung khác
Ngoài ra, để có thể phân biệt với các bệnh lý khác cũng như xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm các yếu tố đông máu.
- Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu trên bề mặt tiểu cầu trong huyết thanh.
- Xét nghiệm miễn dịch: FT3, FT4, TSH, ANA, LE Cell,...
- Xét nghiệm vi sinh: anti HCV, anti HIV, HBsAg,...
- Xét nghiệm sắt huyết thanh, hồng cầu lưới, Ferritin, LDH, Bilirubin,...
4. Xuất huyết giảm tiểu cầu có điều trị khỏi được không?
Tiểu cầu là một trong những thành phần quan trọng đối với cơ thể, số lượng tiểu cầu giảm xuống quá thấp gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Điều này trong nhiều trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Xuất huyết giảm tiểu cầu nếu diễn tiến đến mức độ nghiêm trọng có thể gây ra xuất huyết màng não, xuất huyết đường niệu, tiêu hóa,... Tỷ lệ phục hồi cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình trạng và diễn biến bệnh ở từng người.
Nếu xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu chẩn đoán có bệnh thì bệnh nhân có thể được chỉ định làm một số phương pháp điều trị như:
- Cắt lách.
- Sử dụng thuốc giúp kích thích quá trình sản sinh tiểu cầu, thuốc nhóm Corticoid, Rituximab,...
- Phẫu thuật hoặc làm thủ thuật xâm lấn theo chỉ định.
Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc làm phẫu thuật
5. Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu ở đâu uy tín, chính xác?
Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều các cơ sở khám chữa bệnh. Do đó, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu tại bất kỳ phòng khám hay bệnh viện nào. Tuy nhiên, để nhận được dịch vụ chất lượng tương xứng với số tiền mình bỏ ra, người bệnh nên cân nhắc và xem xét lựa chọn các cơ sở đảm bảo các yếu tố:
- Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
- Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại, được cập nhật thường xuyên.
- Quy trình khám chữa bệnh đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng.
- Đội ngũ tư vấn viên tận tình, chu đáo.
- Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, giá cả niêm yết công khai.
- Có thể nhận được kết quả chính xác trong thời gian ngắn.
- Mọi thắc mắc hay bất kỳ khó khăn nào đề được các bác sĩ nhiệt tình giúp đỡ và giải đáp.
Một trong số ít những bệnh viện có thể đáp ứng được các yêu cầu trên phải kể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trải qua hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa, MEDLATEC luôn là địa chỉ được nhiều người dân tin tưởng chọn lựa.
Hơn thế nữa, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đảm bảo mọi quy trình từ lấy mẫu, nhận mẫu, xét nghiệm,... đều tuân thủ nghiêm ngặt để có thể trả về cho bệnh nhân kết quả chính xác nhất.
Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC đạt chuẩn ISO 15189:2012
Nếu bạn đang có nhu cầu làm xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu thì MEDLATEC chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!