Các tin tức tại MEDlatec
Xoa bóp giãn tĩnh mạch - Phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
- 08/06/2021 | Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả với các mẹo đơn giản
- 02/06/2022 | Gợi ý bài tập giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả
- 03/06/2021 | Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
1. Những thông tin cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Trước khi tìm hiểu về phương pháp xoa bóp giãn tĩnh mạch thì bạn cần phải biết một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Suy giãn tĩnh mạch chân được hiểu như thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chân bị suy giảm chức năng gây ra hiện tượng ứ đọng và biểu hiện thành các đường gân nổi ngoằn nghèo hoặc tạo thành búi ở vùng dưới da hai chân. Ở vùng bị suy giãn tĩnh mạch, da thường có màu xanh đi kèm với các triệu chứng đặc trưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hiện nay và đang trẻ hóa
Nhóm đối tượng nào sẽ có nguy cơ dễ bị giãn tĩnh mạch chân?
Theo số liệu thống kê thì có đến 70% số bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân là nữ giới. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giãn tĩnh mạch mà bất cứ ai cũng cần phải lưu ý hiện nay là:
-
Những trường hợp đứng quá lâu, ngồi nhiều, ít vận động do tính chất công việc chẳng hạn như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ may, nhà diễn thuyết, cảnh sát giao thông,...
-
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân nhất hiện nay do những thay đổi đột ngột về hormone và sự mở rộng cổ tử cung theo quá trình phát triển bào thai.
-
Phụ nữ có thói quen đi giày cao gót thường xuyên cùng việc mặc quần áo bó sát khiến cho quá trình lưu thông máu về tim bị cản trở. Từ đó tạo nên áp lực lớn đến chân và hệ thống tĩnh mạch ngoại biên gây giãn tĩnh mạch chi dưới.
-
Những người bị bệnh thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch do trọng lượng lớn đè ép lên chân khiến máu đổ dồn về chi dưới.
Phụ nữ là đối tượng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn nam giới
Bên cạnh đó thì người lớn tuổi, người từng phẫu thuật chỉnh hình, bó bột, tai biến,... cũng là đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch hiện nay.
2. Phương pháp xoa bóp giãn tĩnh mạch đúng cách là gì?
Mặc dù phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch theo Tây y cho tác dụng nhanh và giảm triệu chứng trong thời gian ngắn nhưng lại gây không ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gan, thận. Do đó mà nhiều người khi mới phát hiện bị suy giãn tĩnh mạch chân thường tìm đến các phương pháp điều trị lành tính hơn, đặc biệt là massage để chữa bệnh.
Công dụng của xoa bóp giãn tĩnh mạch
Không chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn, massage suy giãn tĩnh mạch chân còn mang lại những công dụng như sau:
-
Kích thích quá trình hoạt động của hệ tuần hoàn máu, hỗ trợ lưu thông tốt hơn và hạn chế được tình trạng ứ đọng ở các tĩnh mạch ngoại biên.
-
Cải thiện hiệu quả tình trạng tê cứng, đau nhức,.... khi người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch.
-
Kích thích sự hưng phấn thần kinh trung ương để giải tỏa của yếu tố tiêu cực. Từ đó, hệ lympho trong cơ thể sẽ tăng khả năng sản xuất các hợp chất như endorphin vừa cho tác dụng giảm đau vừa hỗ trợ hệ miễn dịch.
-
Trong quá trình xoa bóp giãn tĩnh mạch chân, các vảy sừng của biểu bì da sẽ bị bong tróc, tạo điều kiện cho sự bài tiết của tuyến mỡ và mồ hôi. Nhờ đó mà quá trình chuyển hóa hoạt động tốt hơn, tuần hoàn máu dễ lưu thông.
Xoa bóp chân có tác dụng hỗ trợ quá trình lưu thông của máu và tránh bị ứ đọng
Hướng dẫn cách massage suy giãn tĩnh mạch đúng cách
Để xoa bóp giãn tĩnh mạch chân tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các bước sau để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Bước 1: Trước khi tiến hành massage suy giãn tĩnh mạch thì bận nên ngâm chân với nước ấm, có thể thêm vài giọt tinh dầu để thư giãn từ 5 - 10 phút.
-
Bước 2: Sau khi đã lau khô chân bằng khăn mềm thì bạn nên xoa dầu massage lên toàn bộ vùng bị suy giãn tĩnh mạch để khởi động các cơ chân.
-
Bước 3: Tiến hành xoa bóp theo chiều từ cổ chân lên đầu gối, ấn các đầu ngón tay với lực từ nhẹ đến nặng ở phần bắp chân.
-
Bước 4: Dùng tay với lực vừa đủ vuốt dọc theo bắp chân từ dưới lên trên, nhất là các vùng bị đau nhức nhiều.
-
Bước 5: Massage phần bắp chân theo chiều ngang.
Các thao tác từ bước 3 trở đi cần được lắp lại từ 10 - 15 lần. Bạn có thể thực hiện xoa bóp suy giãn tĩnh mạch chân ngày 1 - 2 lần và cần được duy trì mỗi ngày để đạt hiệu quả.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp trị bệnh nào
Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch chân thực tế vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức và rất dễ bị bỏ qua khiến tình trạng bệnh ngày một trở nặng hơn. Chính vì vậy mà ngay khi có biểu hiện, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có biện pháp can thiệp sớm.
Việc tuân thủ theo phương pháp điều trị mà bác sĩ tư vấn kết hợp xoa bóp giãn tĩnh mạch sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại đôi chân khỏe mạnh. Nếu bạn đang cần tìm một nơi an toàn để khám suy giãn tĩnh mạch thì chuyên khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thích hợp hiện nay.
Với sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại sử dụng công nghệ tiên tiến, cơ sở vật chất khang trang cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, MEDLATEC cam kết sẽ mang lại kết quả chẩn đoán chính xác để từ đó đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Hiện nay, MEDLATEC tự hào khi đang sở hữu 2 chứng chỉ hàng đầu về năng lực phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP. Đây cũng là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng để phát triển và mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Để được tư vấn về cách xoa bóp giãn tĩnh mạch hoặc đặt lịch khám với chuyên gia tại Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng có thể gọi về tổng đài: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!