Các tin tức tại MEDlatec
Xử lý tình trạng khàn tiếng co thắt như thế nào?
- 31/03/2022 | Khàn tiếng là gì? Liệu tình trạng này có nguy hiểm không?
- 30/07/2021 | Cẩm nang giúp bạn biết tuốt về bệnh ung thư thanh quản
- 07/06/2022 | Một số kỹ thuật áp dụng trong chẩn đoán liệt dây thanh
- 21/04/2022 | Những điều cần biết về viêm thanh khí phế quản ở trẻ
1. Khàn tiếng co thắt là gì?
Chắc hẳn mọi người đã đối mặt với tình trạng khàn tiếng ít nhất một lần trong đời, đây là hiện tượng biến đổi giọng nói, âm thanh phát ra từ cổ họng khá khó nghe. Đồng thời, khi bị khàn giọng, chúng ta thường cố gắng hết sức để nói rõ tiếng. Nhìn chung, khàn giọng không phải vấn đề đáng lo ngại và chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn.
Mọi người không nên chủ quan trước tình trạng khàn tiếng co thắt
Trong một số trường hợp, tình trạng khàn giọng xảy ra liên tục trong một thời gian dài là tín hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Mọi người không nên chủ quan nếu hiện tượng trên diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp. Đặc biệt khàn tiếng co thắt là một trong những vấn đề đáng lo ngại, cần được phát hiện và điều trị sớm.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khàn giọng, trong đó nhiều người phải đối mặt với hiện tượng kể trên do co thắt thanh quản. Thông thường, thanh quản bị co thắt trong khoảng thời gian tương đối ngắn, khoảng 50 - 60 giây và không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng. Nếu đột nhiên dây thanh quản co thắt khi bạn đang nói chuyện thì hiện tượng khàn tiếng co thắt sẽ xảy ra.
2. Khàn tiếng do co thắt thanh quản thường xảy ra ở đối tượng nào?
Một vấn đề được nhiều người quan tâm là: hiện tượng khàn tiếng do co thắt dây thanh quản thường xảy ra với đối tượng nào? Đây là thông tin quan trọng giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ co thắt thanh quản và gây khàn giọng.
Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng kể trên
Nhìn chung, hiện tượng rối loạn cơ học địa tại chỗ kể trên có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt nhóm người trong độ tuổi từ 30 - 50 nên cẩn trọng và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Các số liệu thống kê cho thấy có tới 60% phụ nữ trong độ tuổi 30 - 50 đã và đang phải đối mặt với hiện tượng khàn tiếng co thắt. Dù không gây ra mối nguy hiểm trực tiếp đối với sức khỏe, song chúng ta không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi cũng như điều trị.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc co thắt thanh quản, gây khàn tiếng là: đặc thù công việc phải nói liên tục, nói to, ví dụ như ca sĩ hoặc giáo viên. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trong một khoảng thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng co thắt dây thanh quản đột ngột, giọng nói biến đổi và khó nghe hơn so với bình thường.
3. Một số hình thức co thắt thanh quản thường gặp
Các bác sĩ cho biết khàn tiếng co thắt thường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, mọi người nên nắm được dấu hiệu bất thường và xác định dạng co thắt dây thanh quản đang xảy ra đối với bản thân. Từ đó, bạn sẽ có cách điều trị, chăm sóc sức khỏe khoa học, phù hợp để giảm thiểu nguy cơ co thắt thanh quản trong những lần tiếp theo.
Bạn thường bị hụt hơi, khàn giọng khi nói
Rối loạn co thắt cơ khép là một trong những hình thức co thắt dây thanh quản khá phổ biến trong thời gian trở lại đây. Khi đối mặt với tình trạng này, bệnh nhân phải gắng sức để phát ra tiếng nói, giọng khàn và tương đối căng thẳng. Thông thường, hiện tượng co thắt dây thanh quản sẽ xảy ra khi bạn phát âm nguyên âm. Mọi người nên lưu ý dấu hiệu kể trên để xác định nguyên nhân gây khàn tiếng, đồng thời có biện pháp điều trị kịp thời.
Bên cạnh tình trạng rối loạn co thắt cơ khép, một số người gặp phải tình trạng rối loạn co thắt cơ mở. Nhìn chung, hiện tượng này hiếm gặp hơn vì vậy nhiều người không nắm rõ triệu chứng, có tâm lý chủ quan khi đột nhiên bị khàn tiếng. Đối với bệnh nhân rối loạn co thắt cơ mở, khi trò chuyện, họ thường bị hụt hơi, âm thanh phát ra không rõ.
4. Góc giải đáp: xử lý tình trạng khàn tiếng co thắt như thế nào?
Chắc hẳn nhiều bạn đang lo lắng không biết tình trạng khàn tiếng co thắt có thể điều trị được hay không? Tùy vào hình thức rối loạn co thắt bệnh nhân gặp phải, các phương án điều trị sẽ khác nhau. Đó là lý do vì sao bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng, kiểm tra chuyên sâu nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây khàn tiếng.
Bác sĩ cần kiểm tra lâm sàng trước khi điều trị
Để hỗ trợ khôi phục tiếng nói cho người bệnh, bác sĩ thường cân nhắc và chỉ định bệnh nhân đi tiêm botulinum. Nhìn chung, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi tiếng sau khi tiêm botulinum tương đối cao, xấp xỉ 70%. Tuy nhiên, phương án điều trị này chỉ mang tính tạm thời, sau khoảng 2 - 3 tháng thuốc hết tác dụng, người bệnh tiếp tục đối mặt với tình trạng khàn giọng, thường xuyên bị co thắt dây thanh quản. Nếu có nhu cầu, mọi người có thể tiếp tục tiêm botulinum nhằm kiểm soát triệu chứng khàn tiếng co thắt.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để khôi phục tiếng nói. Trước khi thực hiện phương án điều trị trên, chúng ta nên chủ động tìm hiểu trước, tránh những ảnh hưởng tiêu cực hậu phẫu thuật.
Đối với bệnh nhân bị co thắt dây thanh quản, việc chăm sóc họng và thanh quản luôn là ưu tiên hàng ngày. Các bạn nhớ duy trì thói quen chăm sóc để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra hiện tượng co thắt dây thanh quản, khàn giọng nhé.
5. Gợi ý địa chỉ điều trị dành cho người bị khàn tiếng co thắt
Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm điều trị khàn tiếng co thắt thì hãy tham khảo dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với 26 năm kinh nghiệm, bệnh viện đã xử lý và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân bị co thắt dây thanh quản, khàn tiếng,…
Chất lượng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chỉ định bệnh nhân đi kiểm tra lâm sàng, thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây co thắt dây thanh quản. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị khoa học và thích hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp phần nào thắc mắc: có thể điều trị tình trạng khàn tiếng co thắt hay không? Với khách hàng quan tâm tới dịch vụ khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch và nhận tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!