Các tin tức tại MEDlatec
Xước giác mạc và phương pháp xử trí
- 04/11/2021 | Các bệnh lý giác mạc hay gặp và cách nhận biết, phòng ngừa
- 15/08/2022 | Bệnh viêm giác mạc kẽ gây ra những hệ lụy ra sao đối với sức khỏe?
- 16/06/2024 | Ngứa khóe mắt là bệnh gì? Những nguyên nhân gây bệnh cần lưu ý
1. Như thế nào là xước giác mạc?
Giác mạc hay lòng đen được ví như “tấm chắn” có tác dụng bảo vệ mắt. Không dừng lại đó, lớp thủy dịch trong suốt này còn kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử để kiểm soát và tập trung ánh sáng từ hình ảnh vào trong mắt.
Trong sinh hoạt hàng ngày, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà bạn có thể bị xước giác mạc. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác đau, khó chịu, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ tạm thời, ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Và nếu không được xử trí, điều trị kịp thời thì sẽ tiềm ẩn biến chứng loét hoặc rách giác mạc, giảm thị lực,…
Xước giác mạc khiến bạn cảm thấy mắt bị cộm, đau, khó chịu, chảy nước mắt
2. Nguyên nhân gây xước giác mạc
Bất cứ ai cũng có thể bị xước giác mạc. Và nguyên nhân gây ra tình trạng này do nhiều nguyên nhân:
- Dị vật xâm nhập vào mắt và bám lại giác mạc. Các dị vật có thể kể đến như bụi bẩn, hạt cát, côn trùng nhỏ,…
- Vui chơi, đùa giỡn và vô tình để tay hay đồ chơi chạm vào mắt. Nguyên nhân này thường xảy ra ở các trẻ nhỏ.
- Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi (xưởng gỗ, xưởng dệt may,…) mà không có biện pháp che chắn, bảo vệ mắt.
- Sinh sống ở nơi môi trường ô nhiễm như gần nhà máy, xí nghiệp, xưởng khai thác cát, khoáng sản,…
- Đeo và tháo kính áp tròng không đúng cách, vô tình làm giác mạc bị trầy xước, tổn thương.
- Chơi thể thao, tiếp xúc với các dụng cụ thể thao mà không đeo kính bảo hộ dẫn đến xước giác mạc cùng các tổn thương khác ở mắt.
3. Cách xử trí khi bị xước giác mạc
Ngay khi bị xước giác mạc, bạn sẽ có cảm giác khó chịu ở mắt, nhất là khi nhắm mắt, tưởng chừng như có hạt cát, hạt sạn đang bám dính vào trong mắt. Trong trường hợp này thì bạn hãy áp dụng cách xử trí sau.
Rửa mắt bằng nước sạch
Bạn có thể rửa mắt dưới vòi nước nhẹ hoặc cho nước vào cốc sạch rồi tì mắt vào và chớp liên tục. Cách này sẽ giúp rửa trôi dị vật bám dính ở trong mắt hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý rồi nhỏ vào mắt nhiều lần đến khi cảm thấy dị vật trong mắt đã bị trôi ra ngoài.
Rửa mắt bằng nước hoặc nước nhỏ mắt giúp đẩy trôi dị vật ra khỏi mắt
Chớp mắt nhiều lần
Thực tế thì khi xước giác mạc do dị vật, bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi chớp mắt. Tuy nhiên, hãy cố gắng chớp mắt càng nhiều càng tốt vì động tác này sẽ giúp dị vật trong mắt được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kéo mi trên xuống mí dưới để phần lông mi mí mắt dưới chải và đẩy dị vật bám dính ở mặt dưới của mí mắt trên.
Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng với các dị vật mềm và khi đã có nước mắt chảy ra do kích thích, nếu với dị vật cứng hoặc đã mắc vào nhãn cầu nên dùng nước rửa hoặc loại bỏ dị vật trước khi chớp mắt tránh tổn thương phức tạp hơn.
Dùng tăm bông lấy dị vật
Trường hợp xác định được dị vật bám dính trên lòng trắng mắt thì bạn hoặc người xung quanh hãy sử dụng một chiếc tăm bông sạch để khều nhẹ nhàng dị vật ra. Nhưng lưu ý là nếu dị ứng bám dính trên lòng đen, tức giác mạc thì đừng cố khều vì việc này có thể làm xước và tổn thương giác mạc nghiêm trọng.
4. Lưu ý khi xử trí giác mạc bị xước
Để tránh làm giác mạc bị trầy xước, loét, rách, nhiễm trùng,… thì trong khi xử trí, bạn đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau.
- Đừng cố gắng lấy những dị vật có kích thước lớn hay dị vật đã cắm vào nhãn cầu.
- Không đưa tay dụi mắt liên tục sau khi bị xước giác mạc vì việc này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Nếu xử trí đúng cách thì sau 12 - 24 giờ tình trạng xước giác mạc sẽ thuyên giảm và khỏi. Tuy nhiên, nếu mắt vẫn bị cộm, đau và chảy nước mắt nhiều thì bạn cần đi khám. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc nhỏ mắt, bôi thuốc mỡ kháng sinh, thuốc giảm đau và băng mắt lại.
- Trường hợp xước giác mạc nặng, dị vật cắm sâu vào trong mắt thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật.
- Tuyệt đối không đeo kính áp tròng trong thời gian điều trị xước giác mạc. Bên cạnh đó, nên hạn chế đi ra ngoài, nếu phải ra ngoài thì cần có biện pháp bảo vệ và che chắn cho mắt.
Khi xử trí và điều trị xước giác mạc, tuyệt đối không sử dụng kính áp tròng
5. Biện pháp phòng ngừa xước giác mạc
Bất kỳ tình huống nào cũng có thể gây xước giác mạc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng ngừa giác mạc bị xước bằng những biện pháp đơn giản sau.
- Cắt tỉa móng tay gọn gàng, sạch sẽ để lỡ chạm vào mắt thì cũng không gây xước giác mạc hay các tổn thương khác cho mắt.
- Nếu làm việc trong môi trường nhiều khói bụi thì luôn tuân thủ nguyên tắc đeo kính bảo hộ trong quá trình làm việc.
- Vệ sinh kính áp tròng thường xuyên và đeo/ tháo kính áp tròng đúng cách. Đặc biệt, không đeo kính áp tròng qua đêm.
- Luôn chú ý cẩn thận trong quá trình tập luyện, vận động, chơi thể thao, nhất là với những bộ môn thể dục dụng cụ.
- Hãy để mắt đến trẻ em vì các bé chưa biết cách bảo vệ bản thân và dễ có những hành động gây xước giác mạc, tổn thương mắt.
Luôn đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất
Chúng ta đã cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách xử trí và các biện pháp phòng ngừa xước giác mạc. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được tư vấn, hoặc có nhu cầu khám bệnh về mắt, bạn có thể lựa chọn Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi cùng cùng trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, chuyên khoa có thể đáp ứng tốt công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về mắt; các tiểu phẫu, thủ thuật chuyên khoa; các dịch vụ kính mắt như cận, loạn, viễn,… Đặc biệt, hỗ trợ thanh toán các danh mục, kỹ thuật chuyên khoa theo quy định của Bảo hiểm Y tế nên khách hàng không phải lo ngại về chi phí.
Ngay từ hôm nay, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!