Các tin tức tại MEDlatec
Xương chày chân: những vấn đề cơ bản cần biết
Xương chày chân: những vấn đề cơ bản cần biết
Xương chày chân có vai trò rất quan trọng đối với sự vững chắc của quá trình di chuyển và đứng tại chỗ. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào khám phá cấu trúc chi tiết của xương chày chân, vai trò đối với cơ thể và cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe của bộ phận này.
1. Cấu tạo của xương chày chân
Xương chày là bộ phận phía trong của xương mác, tiếp giáp khớp với xương đùi. Cấu tạo xương chày chân gồm:
1.1. Đầu gần
Đây là khối xương
to được tạo bởi phần lồi cầu ngoài và trong. Mỗi lồi cầu lõm ở mặt trên tạo
thành mặt khớp tiếp giáp với lồi cầu xương đùi. Phía trên của mặt dưới lồi cầu
ngoài tiếp giáp với chỏm xương mác. Cả hai lồi cầu đều có mặt khớp trên được
ngăn cách bởi gian lồi cầu.
Hình ảnh miêu tả cấu các phần của xương chày chân
1.2. Thân xương
Phần thân của xương chày hình lăng trụ tam giác gồm 3 mặt và 3 bờ. Phía trước thân xương là lồi củ chày. Trên mặt sau thân xương có một đường gờ đi hơi chếch xuống dưới rồi tiến vào phía trong của đường cơ dép.
1.3. Đầu xa
Đầu xa với mặt khớp dưới hướng xuống, tiếp giáp đầu dưới xương mác và xương sên. Phần đầu bên dưới của đầu xa kéo dài xuống tạo thành một mỏm bên trong xương sên hình thành mắt cá trong.
Hình dung về sự liên kết giữa xương mác với cấu tạo xương chày chân như sau:
- Phần đầu trên 2 xương được nối liền bằng khớp chày. Khớp này phẳng và được các dây chằng chỏm mác giữ vững. Màng gian cốt cẳng chân nối liền bờ gian cốt của hai thân xương. Phần đầu dưới 2 do khớp mác và khớp sợi chày liên kết lại. Mô sợi liên kết đầu dưới xương mác với phần khuyết mác đầu dưới xương chày.
- Xương mâm chày khớp với lồi cầu của xương đùi tạo thành khớp gối để thực hiện các cử động vận động. Mâm chày tiếp khớp với lồi cầu trong và ngoài. Giữa mâm chày có gai mâm chày tạo điểm bám cho các dây chằng.
Toàn bộ xương chày được nuôi dưỡng bởi: động mạch nuôi xương, động mạch màng xương và động mạch đầu hành xương. Do mạch máu nuôi xương chày chân vốn nghèo nàn, có xu hướng giảm nối thông dần về phía dưới mạch; nên khi bị gãy, xương chày rất khó liền.
2. Vai trò của xương chày chân
Xương chày chân đảm nhận nhiều vai trò trong sự ổn định các hoạt động chức năng của cơ thể:
2.1. Chịu trọng lượng cơ thể
Xương chày chân chịu trọng lượng dồn xuống của toàn cơ thể
Xương chày chân đóng vai trò quan trọng như một điểm trụ trọng lượng cơ thể. Khi chúng ta đứng hoặc di chuyển, trọng lượng cơ thể được chuyển đến xương chày chân, giữ cho cơ thể ổn định và cân bằng.
2.2. Hỗ trợ chức năng cơ bàn chân
Xương chày chân hỗ trợ cơ bàn chân và giúp duy trì hình dạng cân đối của chân. Điều này quan trọng đối với việc thực hiện các hoạt động thường ngày như đứng, đi lại, chạy, nhảy.
2.3. Giữ sự cân bằng và linh hoạt của cơ thể
Xương chày chân không chỉ làm nhiệm vụ chịu trọng lượng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng và linh hoạt của cơ thể. Sự linh hoạt này là cần thiết để thích ứng với môi trường xung quanh và ngăn chặn nguy cơ chấn thương.
2.4. Truyền tải tín hiệu cảm giác
Đối với quá trình truyền tải tín hiệu cảm giác từ bàn chân lên não bộ, xương chày chân cũng có vai trò rất quan trọng. Nhờ vào cấu trúc phức tạp của xương chày mà con người có khả năng nhận biết được áp lực, nhiệt độ và các thông tin khác từ môi trường xung quanh.
2.5. Duy trì thăng bằng
Để đảm bảo các hoạt động hàng ngày diễn ra bình thường cần có sự duy trì thăng bằng từ xương chày chân. Cấu trúc linh hoạt của bộ phận này giúp cơ thể đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi về địa hình và đảm bảo ổn định khi di chuyển.
3. Biện pháp bảo vệ sức khỏe xương chày chân
Thực hiện một số biện sau sau đây là cách đảm bảo xương chày chân hoạt động mạnh mẽ và duy trì sức khỏe tốt:
Đứng đúng tư thế giúp bảo vệ sức khỏe xương chày
- Đứng đúng tư thế
Đứng với trọng lượng chủ động đều lên cả hai chân giúp giảm áp lực lên xương chày chân. Nên tránh các thói quen đứng sai tư thế vì điều này có thể gây ra những áp lực và căng thẳng không cần thiết cho cơ xương.
- Đi giày phù hợp
Chọn giày có kích thước phù hợp, có độ đàn hồi tốt là cách để hỗ trợ sự hoạt động thoải mái của xương chày. Nếu đi giày quá rộng hay quá chật đều có thể gây ra vấn đề khiến cho cơ xương khớp hoạt động kém ổn định, dễ gây tổn thương xương chày.
- Tập luyện vừa sức
Các bài tập như yoga, pilates giúp củng cố cơ bàn chân mà không gây áp lực quá lớn lên xương chày chân. Nhờ vậy mà bộ phận này được duy trì được sức mạnh và sự linh hoạt vốn có.
Ngoài ra, lựa chọn bài tập vặn bàn chân, xoay cổ chân cũng sẽ giúp cải thiện khả năng linh hoạt của xương chày và giảm thiểu các nguy cơ chấn thương chân.
- Khám xương khớp định kỳ
Bên cạnh việc thăm khám khi gặp các vấn đề bất thường ở xương khớp thì khám xương khớp định kỳ cũng là cách phát hiện sớm để xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến xương chày chân. Đặc biệt, những người đã có tiền sử bệnh xương khớp, chấn thương ở chân càng nên quan tâm đến việc kiểm tra xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Việc duy trì sức khỏe của xương chày chân không chỉ quan trọng đối với việc di chuyển mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đời sống tinh thần. Hiểu rõ được vai trò của xương chày chân và thực hiện đúng cách bảo vệ bộ phận này sẽ đảm bảo duy trì sự linh hoạt và ổn định của toàn bộ hệ thống xương khớp.
Nếu có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ bất thường ở xương chày chân, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 đặt lịch thăm khám và thực hiện các kiểm tra cần thiết cùng bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Việc làm này sẽ giúp quý khách biết được thực trạng xương khớp của mình và kịp thời điều trị khi cần thiết.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!