Tin tức

Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng​: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 27/07/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng​ không phải tình trạng hiếm gặp. Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, tăng nguy cơ bị các bệnh lý răng miệng mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Sau đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc phân tích nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm nướu răng ở phụ nữ mang thai.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng

Nguyên nhân gây sưng nướu răng nói chung hay sưng nướu răng trong cùng khi mang thai thường là do sự thay đổi của hormone. Bên cạnh đó, suy giảm sức đề kháng khiến thai phụ dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công hoặc những trường hợp răng khôn mọc lệch khi mang thai có thể gây viêm nướu, sưng tấy, và đau nhức. 

Mặt khác trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi thói quen ăn uống của mẹ bầu như ăn nhiều đồ chua và đồ ngọt, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày khiến môi trường khoang miệng thay đổi, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi. 

Ngoài ra, nướu răng của phần đông chị em đều có xu hướng nhạy cảm hơn trong thai kỳ. Hầu hết mẹ bầu đều bị ốm nghén, khiến dịch axit từ dạ dày bị đẩy lên khoang miệng, dễ gây tổn thương nướu. 

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng sưng nướu răng ở phụ nữ mang thai là do cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là calci. Việc hiểu rõ tác nhân, yếu tố dẫn đến sưng nướu răng khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc phòng ngừa. 

Nội tiết thay đổi trong thời kỳ mang thai có thể khiến bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng

Nội tiết thay đổi trong thời kỳ mang thai có thể khiến bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng 

2. Triệu chứng nhận biết

Sưng nướu răng trong thời kỳ mang thai tiến triển theo 2 giai đoạn chính, ứng với từng giai đoạn là các triệu chứng đặc trưng. Cụ thể như: 

  • Giai đoạn 1: Khi mới bị sưng nướu răng, nướu vẫn hồng hoặc chuyển sang màu đỏ đậm. Kèm theo đó là triệu chứng sưng tấy, đau khi chạm vào, chảy máu chân răng mỗi lần đánh răng. 
  • Giai đoạn 2: Tình trạng sưng đau diễn biến nghiêm trọng hơn, nướu có dấu hiệu bị tụt vào. Lúc này, chân răng rất dễ bị chảy máu, dù không bị kích thích. Thậm chí, răng có thể bị lung lay, hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu. 

Nếu không điều trị sớm, tình trạng sưng nướu răng có thể dẫn đến viêm nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. 

Đau răng thường là triệu chứng kèm theo tình trạng sưng nướu

Đau răng thường là triệu chứng kèm theo tình trạng sưng nướu

3. Phương pháp điều trị

Nếu nhận thấy triệu chứng khó chịu tại vùng khoang miệng, nghi ngờ bị sưng nướu răng, mẹ bầu nên đi khám nha khoa. Dựa vào triệu chứng kết hợp kiểm tra cần thiết, bác sĩ có thể xác định tình trạng tổn thương. 

Trước tiên, bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Tiếp theo là bước lấy cao răng nhằm loại bỏ phần mảng bám cũng như vi khuẩn gây nướu răng tích tụ lâu ngày. 

Nếu tình trạng sưng nướu răng đã trở nặng, mẹ bầu có thể được kê đơn sử dụng thuốc uống, dung dịch súc miệng. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, mẹ bầu hãy tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng và tần suất dùng thuốc.

Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám

Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám 

4. Làm thế nào để phòng ngừa sưng nướu răng khi mang bầu? 

Để phòng ngừa sưng nướu răng khi mang bầu, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. 

4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sưng nướu răng là do thói quen vệ sinh không đúng phương pháp. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý về răng miệng nói chung và sưng nướu răng trong cùng nói riêng, chị em hãy lưu ý: 

  • Đều đặn mỗi ngày: Mẹ bầu nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn nên đánh răng thêm một lần sau khi ăn trưa khoảng 30 phút. Như vậy, mảng bám và vi khuẩn sẽ được loại bỏ triệt để hơn. 
  • Chọn bàn chải phù hợp: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nướu răng có xu hướng nhạy cảm hơn. Do vậy, bạn hãy ưu tiên lựa chọn loại bàn chải nhỏ với đầu lông mềm, nhằm giảm tình trạng chảy máu chân răng, hạn chế gây tổn thương nướu. 
  • Súc miệng sau mỗi bữa ăn: Khi ăn xong, bạn nên súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý. Mục đích chính của việc làm này là kìm hãm sự sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng. 
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa: Ngoài đánh răng đều đặn, mẹ bầu có thể kết hợp dùng chỉ nha khoa 1 đến 2 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám, thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. 
  • Dùng tăm nước: Đây là thiết bị hỗ trợ làm sạch răng miệng bằng sức nước. Nếu từng bị viêm nướu hoặc sâu răng, bạn hãy kết hợp sử dụng tăm nước để loại bỏ phần mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại trong răng miệng. 

Thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa hiệu quả tình trạng sưng nướu răng trong cùng. Ngoài ra, thói quen này còn hỗ trợ kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng lung lay răng, răng bị ê buốt hoặc đau nhức. 

Hằng ngày, mẹ bầu nên đánh răng vào buổi sáng và buổi tối

Hằng ngày, mẹ bầu nên đánh răng vào buổi sáng và buổi tối 

4.2. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Ngoài chú ý vệ sinh răng miệng, chị em cần quan tâm đến chế độ ăn uống. Vì trong thời kỳ mang thai, thai phụ có nguy cơ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng, sưng nướu răng. Do đó, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên sử dụng thực phẩm giàu canxi: Ví dụ như sữa và sản phẩm từ sữa, tôm, cá hay các loại hải sản khác. 
  • Tích cực bổ sung trái cây giàu vitamin C: Ổi, cam, quýt, táo, bưởi,... là một số loại trái cây chứa hàm lượng cao vitamin C. Vitamin này có thể giúp mô nướu hạn chế bị tổn thương, phòng ngừa hiệu quả nguy cơ viêm nhiễm, cải thiện khả năng đề kháng. 

Song song với đó, chị em cũng nên bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm giàu protein, khoáng chất,... cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu hãy duy trì khám thai định kỳ, bổ sung vi chất theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp răng chắc khỏe

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp răng chắc khỏe 

Tình trạng bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng cần được chẩn đoán và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng không mong muốn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu nhận thấy răng miệng xuất hiện triệu chứng khó chịu, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Răng hàm mặt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ