Tin tức
Hemangioma gan là gì? Cách chẩn đoán và điều trị
- 14/10/2024 | Xét nghiệm viêm gan C gồm những gì? Đối tượng nào nên thực hiện?
- 16/10/2024 | Kết quả xét nghiệm viêm gan B dương tính và hướng xử trí
- 17/10/2024 | Uống gì cho mát gan hết mụn và lưu ý khi chăm sóc da mụn
- 20/10/2024 | Góc giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm viêm gan B ở đâu uy tín?
- 21/10/2024 | Ung thư gan có lây không? Phòng tránh bệnh bằng cách nào?
1. Hemangioma gan là gì?
1.1. Khái quát bệnh lý
Hemangioma gan (Hemangioma Liver) hay còn được gọi là u máu gan. Về mặt bản chất, đây là một khối u lành tính, hình thành bởi các mạch máu. U máu gan kết cấu theo dạng một khối hoặc nhiều khối, kích thước khối u hiếm khi vượt quá 5cm, không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, u máu gan vẫn phát triển tăng kích thước, khiến người bệnh gặp phải đôi chút khó chịu.
Hemangioma gan là gì - Đây là một dạng u máu gan lành tính
Cho đến nay chưa tìm ra bằng chứng khẳng định Hemangioma gan có thể chuyển biến thành ung thư hay không. Vậy nên, nếu được chẩn đoán bị u máu gan, bạn cũng không nên quá lo lắng.
1.2. Triệu chứng Hemangioma gan là gì
Người bị Hemangioma thường không biểu hiện triệu chứng, ít khi phải điều trị. Trong phần lớn các trường hợp, dạng u lành tính này chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe, thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng. Chỉ một số ít người bị u máu gan xuất hiện chứng. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất là:
- Đau tại vùng bụng trên phía bên trái.
- Nhanh no dù chỉ mới ăn một lượng thức ăn nhỏ.
- Buồn nôn, nôn ói.
Hemangioma gan có thể gây ra cơn đau tại vùng bụng trên bên trái
Tuy vậy, các triệu chứng trên không mang tính đặc trưng. Đôi khi, chúng lại là dấu hiệu của những bệnh lý khác.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Hemangioma gan
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến sự hình thành của Hemangioma gan. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng u máu gan là một dạng bệnh lý bẩm sinh. Dưới đây là một số yếu tố được cho là có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện u máu gan:
- Tuổi tác: Hemangioma gan xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ phát hiện nhiều nhất là ở đối tượng trong độ tuổi 30 đến 50.
- Giới tính: Nữ giới có xu hướng mắc u máu gan cao hơn nam giới.
- Phụ nữ mang thai: Các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng của hormone Estrogen trong thời kỳ mang thai có khả năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hemangioma gan hình thành.
- Ảnh hưởng của liệu pháp hormone thay thế: Nữ giới áp dụng liệu pháp hormone thay thế có nguy cơ mắc bệnh lý về gan cao hơn các đối tượng khác.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị u máu gan cao hơn những đối tượng khác
3. Biến chứng có thể xuất hiện ở người bị Hemangioma gan là gì?
Hemangioma gan hiếm khi để lại biến chứng nguy hiểm. Mặc dù vậy với đối tượng phụ nữ mang thai áp dụng liệu pháp hormone hoặc mắc bệnh lý về gan có nguy cơ đối mặt với một vài biến chứng như:
- Hemangioma lan rộng: Sự gia tăng của hormone Estrogen trong thời kỳ có thể khiến khối u máu gan phát triển lớn, lan rộng.
- Tổn thương gan: Hemangioma gan đôi khi sẽ gây tổn thương gan.
Phụ nữ bị u máu gan vẫn có thể mang thai. Tuy vậy trước khi có ý định mang thai, sinh con, chị em nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, thực hiện biện pháp phòng tránh biến chứng nguy hiểm cần thiết.
4. Chẩn đoán và điều trị cho người bị Hemangioma gan
4.1. Chẩn đoán
Để kết luận bệnh nhân có bị u máu gan hay không, bác sĩ sẽ cần chỉ định một vài phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể như:
- Siêu âm: Ứng dụng sóng âm thanh tần số cao phác thảo hình ảnh giúp bác sĩ xác định nhiều thông tin khối u.
- Chụp CT: Có thể kết hợp cùng chụp X-quang giúp bác sĩ làm rõ hơn đặc điểm của khối u máu gan.
- Chụp hưởng từ MRI: Đây là kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến, cung cấp hình ảnh chi tiết về gan.
- Xạ hình: Phương pháp chẩn đoán ứng dụng dấu phóng xạ giúp tạo hình ảnh chi tiết của gan.
Siêu âm có thể giúp phát triển khối u máu gan
4.2. Điều trị
Thực tế, phần lớn trường hợp bị u máu gan đều không cần phải điều trị, bởi đây là dạng u lành tính, ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu khối u có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây biến chứng không mong muốn, người bệnh sẽ cần phải điều trị.
Phác đồ điều trị Hemangioma gan phụ thuộc vào vị trí cũng như kích thước của khối u. Cho đến nay vẫn chưa nghiên cứu ra loại thuốc làm giảm kích thước hoặc loại bỏ u máu gan. Để điều trị giảm u lành tính này, bác sĩ thường cân nhắc đến biện pháp phẫu thuật, xạ trị,... tùy tính chất khối u. Cụ thể:
- Phẫu thuật loại bỏ khối u gan: Áp dụng trong trường hợp khối u máu có thể tách ra khỏi gan.
- Phẫu thuật loại bỏ một phần gan, gồm cả u mạch máu: Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phẫu thuật cắt bỏ một phần gan, gồm cả phần u mạch máu.
- Thủ thuật ngăn chặn máu cung cấp đến Hemangioma: Khi nguồn cung cấp máu bị gián đoạn, Hemangioma gan sẽ ngừng phát triển hoặc nhỏ lại. Để ngăn chặn lưu lượng máu cung cấp cho khối u, bác sĩ thường cân nhắc áp dụng thủ thuật thắt động mạch gan hoặc tiến hành tiêm thuốc vào động mạch chủ. Cả hai thủ thuật này đều không ảnh hưởng đến mô gan khỏe mạnh.
- Xạ trị: Phương pháp điều trị sử dụng chùm tia mang năng lượng cao giúp hủy tế bào của u máu gan. Thế nhưng, kỹ thuật điều trị này hiếm khi áp dụng bởi vẫn còn nhiều biện pháp thay thế an toàn hơn.
Trong một số trường hợp, người bị Hemangioma gan có thể phải phẫu thuật
MEDLATEC hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu chính xác Hemangioma gan là gì. Đây là một dạng u máu lành tính, ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu kích thước khối u lớn dần, có nguy cơ gây ra một vài biến chứng không mong muốn, bệnh nhân cần được điều trị. Để chủ động bảo vệ sức khỏe và phát hiện bệnh lý về gan (nếu có), bạn nên duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ hoặc bất kỳ khi nào cảm nhận thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện khác thường. Nếu chưa biết nên thăm khám ở đâu, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm gần 30 năm. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!