Tin tức

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là gì?

Ngày 08/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Không chỉ gây ra tình trạng đau và tê ở bàn tay hay bàn chân, bệnh lý thần kinh ngoại biên còn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, tuần hoàn,... và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là triệu chứng nhận biết bệnh thần kinh ngoại biên và phương pháp điều trị bệnh.

1. Triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại biên 

Hệ thần kinh ngoại biên có chức năng chính là kết nối hệ thần kinh trung ương với chi trên, chi dưới và các cơ quan. Do không được bảo vệ bởi hộp sọ và xương sống nên hệ thần kinh ngoại biên dễ bị bên ngoài tác động và gây tổn thương. Bệnh lý thần kinh ngoại biên thực chất không phải là căn bệnh riêng biệt nào đó mà nó là tên gọi chung cho tình trạng tổn thương hệ thống thần kinh ngoại vi.

Mỗi dây thần kinh trong hệ thống thần kinh ngoại biên đều đảm nhiệm những chức năng riêng, khi tổn thương loại dây thần kinh nào thì sẽ gây ra những triệu chứng tương ứng. Chính vì thế, triệu chứng tổn thương hệ thần kinh này rất đa dạng. Dưới đây là một số triệu chứng của người bệnh: 

Người bệnh có cảm giác yếu cơ

Người bệnh có cảm giác yếu cơ

- Có cảm giác như đang đeo găng tay hoặc đang mang tất ở chân. 

- Cảm thấy đau buốt và bỏng rát, đôi khi đau như bị điện giật, đau giống như da đang bị kích thích. 

- Những cơn đau chân, mỏi chân khiến bệnh nhân bị khó ngủ. 

- Người bệnh hay bị mất thăng bằng và khó phối hợp các động tác vận động bình thường. 

- Có cảm giác bị yếu cơ, cơ bị co cứng hay co giật. 

- Khi đi bộ hoặc khi cử động cánh tay rất khó khăn. 

- Vã mồ hôi. 

- Huyết áp bất thường, mạch nhanh hoặc chậm hơn bình thường. 

- Da khô và tái xanh. 

- Tay yếu khó cầm đồ vật, chân bì, đôi khi không có cảm giác khi tiếp xúc với mặt đất hay bị rơi dép mà không cảm nhận được, một số trường hợp lại bị đau như bị dao đâm hoặc bị bỏng ở bàn chân hay bàn tay. 

Những triệu chứng này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề như: 

- Do không cảm nhận được những thay đổi về nhiệt độ hay cảm giác đau trên những bộ phận bị tê cóng của cơ thể nên người bệnh rất dễ bị bỏng hoặc bị các vết thương ngoài da. 

Người bệnh không cảm nhận được cơn đau ở chân

Người bệnh không cảm nhận được cơn đau ở chân

- Nhiễm trùng: Do bàn chân hay một số khu vực khác bị thiếu cảm giác và người bệnh có thể không biết mình đang bị thương, từ đó dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng. Bởi vậy, người bệnh cần điều trị dứt điểm những vết thương nhỏ nhất, nếu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì lại cần đặc biệt lưu ý về vấn đề này. 

- Té ngã: Khi các chi bị yếu, bệnh nhân dễ mất thăng bằng và có nguy cơ bị té ngã. Chính vì vậy, người bệnh nên cẩn thận trong vận động, sinh hoạt hàng ngày. 

2. Bệnh lý thần kinh ngoại biên do những nguyên nhân nào?

Những nguyên nhân gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên hay chính là sự tổn thương thần kinh ngoại biên có thể kể đến như sau: 

- Các bệnh tự miễn dịch chẳng hạn như lupus, viêm mạch máu và viêm khớp dạng thấp,...

Tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên

Tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên

- Bệnh tiểu đường: Căn bệnh này có thể gây ra biến chứng thần kinh nghiêm trọng như gây loét bàn chân, thậm chí khiến người bệnh phải cắt cụt chi dưới.

- Nhiễm trùng chẳng hạn như bệnh zona, bệnh bạch hầu, nhiễm trùng do virus,...

- Do một số bệnh lý về rối loạn di truyền.

- Các khối u chèn ép dây thần kinh (có thể là khối u lành tính hoặc ác tính). 

- Rối loạn tủy xương hay một số bệnh về gan thận,...

- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

+ Nghiện rượu bia. 

+ Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại. 

+ Thuốc điều trị, chẳng hạn như các loại thuốc dùng để hóa trị liệu hay thuốc điều trị HIV/AIDS. 

+ Chấn thương gây tổn thương lên dây thần kinh như tai nạn giao thông hoặc do người bệnh phải bó bột lâu ngày,...

+ Thiếu hụt vitamin.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên mà chưa thể tìm được nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh vô căn. 

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên 

- Để chẩn đoán tình trạng tổn thương dây thần kinh ngoại biên, bác sĩ không chỉ khám triệu chứng mà còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp như: 

+ Đo điện thần kinh – cơ: Để nhận biết sự bất thường về cách các tín hiệu thần kinh di chuyển đến các cơ. 

+ Xét nghiệm máu: Để kiểm tra lượng vitamin, đường huyết, vấn đề về tuyến giáp, chức năng gan thận,...

+ Chọc dò tủy sống: Để đánh giá về việc truyền tín hiệu của các dây thần kinh có bất thường gì không. 

+ Chụp MRI: Để đánh giá tổn thương dây thần kinh có phải do vật gì đè lên hay không. 

- Các phương pháp điều trị bệnh 

Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phác đồ điều trị bệnh hợp lý, chẳng hạn nếu người bệnh bị tiểu đường thì cần phải kiểm soát tốt căn bệnh này, nếu bệnh lý thần kinh ngoại biên do thiếu hụt vitamin thì cần bổ sung đầy đủ vitamin.... Kết hợp các phương pháp điều trị chính là cách để nhận được kết quả tích cực nhất, giúp bệnh nhân sớm có thể quay lại với các hoạt động thường ngày. Dưới đây là một số biện pháp trị bệnh: 

+ Thuốc giảm đau: Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. 

+ Một số loại thuốc điều trị như thuốc chống động kinh, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, thuốc chống trầm cảm và một số nhóm thuốc điều trị bệnh gây ra tình trạng tổn thương thần kinh ngoại biên như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc hạ đường huyết,...... người bệnh cần dùng theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn. 

+ Liệu pháp thay thế huyết tương: Là cách truyền máu để loại bỏ những kháng thể có nguy cơ gây kích ứng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tiêm thuốc gây vào dây thần kinh.

Người bệnh nên đi khám nếu gặp phải triệu chứng bất thường

Người bệnh nên đi khám nếu gặp phải triệu chứng bất thường

+ Kích thích thần kinh điện tử xuyên da để cản trở các dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não và giúp giảm triệu chứng bệnh. 

+ Các phương pháp hỗ trợ điều trị khác như châm cứu, thiền, tập yoga, chăm sóc thần kinh cột sống. 

+ Phẫu thuật để giảm đau, cải thiện cảm giác của người bệnh. 

+ Một số lưu ý cho người bệnh: Không nên đi chân đất, không nên kê quá nhiều đồ trong phòng, dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước tắm, dùng thảm chống trượt, không nên đứng lâu hay ngồi quá lâu,...

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nếu còn có thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám bệnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.