Tin tức

Đau xương cụt là bệnh gì, chẩn đoán bằng cách nào?

Ngày 17/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Xương cụt có vai trò quan trọng đối với ổn định và nâng đỡ cột sống. Khi bị đau xương cụt, người bệnh không chỉ trải qua cảm giác khó chịu mà còn gặp nhiều bất lợi trong sinh hoạt, lao động. Nếu bạn chưa biết đau xương cụt là bệnh gì và làm cách nào để tìm ra nguyên nhân thì thông tin sau đây sẽ làm rõ băn khoăn của bạn.

1. Khái quát vị trí, chức năng của xương cụt?

Xương cụt nằm cuối cùng cột sống, gồm 3 - 5 đốt sống nối với xương chậu. Đây là điểm nối giữa cột sống và khung chậu, có chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể và là nơi bám của nhiều sợi cơ và dây chằng. 

Đau xương cụt khiến người bệnh khó chịu khi hoạt động

Đau xương cụt khiến người bệnh khó chịu khi hoạt động

2. Bị đau xương cụt là bệnh gì?

2.1. Đau xương cụt không do nguyên nhân bệnh lý

2.1.1. Chấn thương

Chấn thương xảy ra khi có tác động mạnh trực tiếp vào khu vực xương cụt như: ngã, va chạm mạnh khi tham gia giao thông hoặc tham gia thể thao có thể tác động đến xương cụt và gây đau.

2.1.2. Ngồi sai tư thế

Tư thế ngồi không đúng cách tạo áp lực lên vùng xương cụt, gây đau:

- Ghế không thoải mái: Sử dụng ghế không có đệm hoặc không phù hợp với cơ thể có thể làm tăng áp lực lên xương cụt.

- Ngồi cúi gù: Tư thế ngồi không thẳng lưng gây căng cơ và đau ở vùng lưng dưới và xương cụt.

2.1.3. Nguyên nhân khác

Có một số yếu tố khác cũng có thể góp phần vào tình trạng đau xương cụt:

- Mang thai: Tăng cân trong thời kỳ mang thai gây áp lực lên xương cụt có thể gây ra đau.

- Béo phì: Cân nặng quá mức tạo áp lực lớn lên xương cụt và khung xương chậu từ đó sinh ra cảm giác đau ở xương cụt.

2.2. Đau xương cụt do bệnh lý

2.2.1. Viêm xương khớp

Đau xương cụt là bệnh gì trước tiên có thể nghĩ ngay đến viêm xương khớp. Bệnh lý này khiến khớp bị thoái hóa và ảnh hưởng tới xương cụt. Viêm xương khớp thường xảy ra do:

- Tuổi tác: Theo thời gian, các khớp và mô liên kết xung quanh xương cụt có thể bị tổn thương và bị viêm.

- Chấn thương trước đó: Từng bị chấn thương ở vùng xương cụt là yếu tố làm tăng nguy cơ tiến triển viêm xương khớp.

2.2.2. Nhiễm trùng

- Nhiễm trùng xương: Nhiễm trùng xương có thể gây đau tại xương cụt.

- Nhiễm trùng mô mềm: Áp xe hoặc viêm mô tế bào có thể ảnh hưởng đến xương cụt và gây đau.

2.2.3. Bệnh lý thần kinh

- Hội chứng đuôi ngựa: Dây thần kinh dưới cùng của tủy sống bị chèn ép nên người bệnh dễ bị đau lưng. Nếu băn khoăn đau xương cụt là bệnh gì thì đây cũng có thể là triệu chứng của hội chứng đuôi ngựa.

- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoát vị chèn ép dây thần kinh lân cận nên có thể gây đau ở vùng xương cụt.

Thoát vị địa đệm dễ gây đau lưng và xương cụt

Thoát vị địa đệm dễ gây đau lưng và xương cụt

3. Phương pháp chẩn đoán đau xương cụt là bệnh gì?

3.1. Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá thể trạng của bệnh nhân. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh lý và thực hiện một số bài kiểm tra để xác định vị trí, mức độ đau và các tổn thương thần kinh chi phối liên quan.

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể đưa ra yêu cầu thực hiện một số kiểm tra sau để đánh giá đúng đau xương cụt là bệnh gì:

- Chụp X-quang: Xác định chấn thương, gãy xương hay thoái hóa.

- Chụp CT-Scanner: Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương và các mô xung quanh xương cụt.

- Chụp MRI: Phát hiện các vấn đề về mô mềm như tổn thương dây chằng hoặc đĩa đệm.

Ngoài ra, nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ khả năng nhiễm trùng hoặc các bệnh lý tự miễn dịch có thể gây ra triệu chứng đau xương cụt.

4. Điều trị đau xương cụt bằng cách nào?

4.1. Hỗ trợ điều trị tại nhà

4.1.1. Chườm nóng hoặc lạnh

- Chườm lạnh: Giảm sưng viêm trong giai đoạn đầu. Người bệnh dùng túi đá hoặc khăn lạnh chườm lên vùng đau trong 15 - 20 phút, 2 - 3 lần mỗi ngày.

- Chườm nóng: Sau giai đoạn sưng, chườm nóng có thể giúp tăng lưu thông máu và thư giãn cơ bắp. Để chườm nóng, người bệnh nên dùng túi nhiệt hoặc bồn tắm nước ấm trong 15 - 20 phút.

4.1.2. Điều chỉnh lối sống

- Tư thế ngồi thẳng lưng có hỗ trợ của ghế đệm để giảm áp lực cho toàn bộ khu vực xương cụt.

- Tham gia các hoạt động thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga,... để cải thiện sức mạnh cho xương cụt.

- Tránh nâng vật nặng: Hạn chế việc nâng hoặc kéo vật nặng để tránh gây thêm áp lực lên xương cụt.

4.2. Can thiệp y tế

4.2.1. Sử dụng thuốc

- Thuốc giảm đau: Có thể dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen nhưng cần có sự chỉ định về liều lượng và thời gian dùng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.

- Thuốc chống viêm: Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống viêm không steroid để giảm đau và viêm.

Người bệnh chụp CT-Scanner giúp nhận diện đau xương cụt là bệnh gì

Người bệnh chụp CT-Scanner giúp nhận diện đau xương cụt là bệnh gì

4.2.2. Vật lý trị liệu

- Các bài tập giúp tăng cường cơ bắp lưng và vùng chậu được thực hiện nhằm tăng sức mạnh, bảo vệ xương cụt khỏi nguy cơ chấn thương.

- Tập thay đổi tư thế: Tập cách ngồi, đứng và di chuyển đúng cách giúp giảm thiểu áp lực lên vùng xương cụt.

Nếu cơn đau ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy hoặc nạng để giảm bớt áp lực lên xương cụt khi di chuyển.

4.2.3. Phẫu thuật

Khi đã xác định được đau xương cụt là bệnh gì, đã áp dụng các phương pháp điều trị không phẫu thuật nhưng không hiệu quả, người bệnh có thể được định hướng phẫu thuật phù hợp:

- Phẫu thuật giảm áp

Phẫu thuật này được thực hiện để giảm áp lực lên xương cụt, nhất là với trường hợp có tổn thương dây thần kinh hoặc khối u

- Cắt xương cụt

Khi đau xương cụt không đạt hiệu quả điều trị bởi các phương pháp kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ xương cụt. Tuy nhiên, phương án này chỉ được xem là giải pháp cuối cùng.

Nội dung chia sẻ ở trên hy vọng bạn giúp bạn giải đáp được đau xương cụt là bệnh gì và chủ động thăm khám khi có dấu hiệu đau vùng xương cụt để được hỗ trợ kịp thời. 

Nếu bị đau xương cụt nhưng chưa rõ nguyên nhân, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ